【kêt quả bóng đá đức】Hướng đi từ giống mía cấy mô

时间:2025-01-11 01:25:27 来源:Empire777

Năm 2017 này,ướngđitừgiốngmacấkêt quả bóng đá đức Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) tiếp tục đẩy mạnh việc trồng khảo nghiệm và lai tạo giống mía mới, đặc biệt là áp dụng phương pháp cấy mô trên giống mía ROC 16 để nông dân có được giống mía thuộc thế hệ đầu tiên nhằm thay thế giống mía đã trồng nhiều năm qua và đang mang lại những hiệu quả bước đầu.

Cán bộ khuyến nông của Trại thực nghiệm Hiệp Hưng đang theo dõi và chăm sóc giống mía ROC 16 cấy mô lưu gốc.

Nguy cơ dịch hại từ thói quen cũ

Huyện Phụng Hiệp là nơi có vùng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, với diện tích xuống giống hàng năm trên 7.500ha. Cây mía cũng chính là cây trồng chủ lực nơi đây và giúp phát triển kinh tế gia đình cho nhiều người dân địa phương. Mặc dù là nơi có diện tích trồng mía nhiều, nhưng đa phần bà con chỉ trồng một vài loại giống quen thuộc và kéo dài nhiều năm qua, trong đó giống mía ROC 16 luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong mỗi niên vụ.

Canh tác 1ha mía ROC 16 nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Bảy, ở ấp Long Trường, xã Hòa Mỹ, cho biết: “So với một số giống mía khác có tại địa phương thì giống ROC 16 tuy có năng suất không bằng, nhưng bù lại thì thường chín sớm và đạt chữ đường (CCS) cao, hơn nữa thương lái và nhà máy đường mua mía căn cứ vào CCS. Chính lý do trên mà tôi và nhiều bà con nơi đây đã gắn bó với giống mía ROC 16”. Cùng quan điểm trên, ông Hoàng Thành Nhiên, ở ấp Quyết Thắng A, xã Hiệp Hưng, bộc bạch: “Những hộ có ít đất như tôi (3 công) thường chọn trồng giống mía chín sớm ROC 16. Bởi năm nào gặp điều kiện thuận lợi thì có thể bán sớm với hình thức mía chục (mía ép nước), sau đó sạ lại vụ lúa liếp nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trên cùng diện tích canh tác”.

Chính những nguyên nhân trên mà giống mía ROC 16 tuy đã xuất hiện khoảng 10 năm nay trên vùng mía Phụng Hiệp nhưng vẫn duy trì và luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nông dân mỗi khi xuống giống mía. Qua thống kê của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, trong tổng số hơn 7.500ha mía đã trồng của niên vụ 2017-2018 này thì diện tích trồng giống mía ROC 16 chiếm 61,6% (hơn 4.862ha), đây cũng là tỷ lệ được duy trì trong nhiều năm qua và đang đặt ra nhiều lo ngại cho ngành chức năng cũng như các nhà máy đường.

Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Casuco, cho hay: “Thông thường, cơ cấu một giống mía tại một vùng nguyên liệu chỉ chiếm khoảng 30%. Thế nhưng, việc bà con có thói quen cũ là trồng giống mía ROC 16 luôn có tỷ lệ trên 60%, trong khi đây là giống ngày một thoái hóa do sản xuất nhiều năm nên nguy cơ bùng phát dịch hại là rất cao, nhất là bệnh rỉ sắt. Do đó, ngành chức năng, nhà máy đường cần có sự tính toán và đưa ra giải pháp canh tác phù hợp”.

Đột phá từ giống mía cấy mô

Một trong những giải pháp đầu tiên mà Casuco áp dụng là việc tạo ra nguồn giống mía ROC 16 thuộc những thế hệ đầu nhằm chống thoái hóa và kháng sâu bệnh và đây được xem là hướng đi đột phá trong lĩnh vực giống mía theo hướng cấy mô của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, trong năm 2016, Casuco đã thuê Viện cây ăn quả miền Nam áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để thực hiện việc nhân tạo ra giống mía ROC 16 thuộc thế hệ F1 bằng phương pháp cấy mô. Sau thời gian nhân tạo thành công, những cây mía được ươm trong bầu đất như những cây lúa mầm được đem về Trại thực nghiệm Hiệp Hưng (thuộc Casuco), ở ấp Hưng Thạnh, xã Hiệp Hưng, để trồng khảo nghiệm trước tiên vào đầu năm 2017.

Qua hơn 5 tháng trồng khảo nghiệm trên diện tích 1.000m2 đất tại trại thực nghiệm, đơn vị đã thu hoạch được 4 tấn mía hom giống và đã cho một hộ dân ở xã Phụng Hiệp mượn toàn bộ số giống này để tiếp tục trồng khảo nghiệm thực tế tại địa phương. Hiện mía trồng tại hộ dân được hơn một tháng tuổi và đang phát triển tốt. Cán bộ của trại thực nghiệm đang phối hợp với bà con trong khâu chăm sóc và nếu trên đà phát triển tốt như thế này thì Casuco sẽ tổ chức buổi hội thảo nhằm giới thiệu đến nông dân trồng mía để nhân rộng trong niên vụ tới.

Ông Phương Thanh Tuấn, Trưởng trại thực nghiệm Hiệp Hưng, nhận xét: Mặc dù giống mía ROC 16 cấy mô ở thế hệ F1 được trồng khảo nghiệm ban đầu tại trại có thân cây nhỏ vì trồng từ cây mầm chứ không phải hom giống. Nhưng bù lại có nhiều ưu điểm là chống chịu được các loại dịch hại hiệu quả, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương, có nhiều triển vọng nhân rộng tại các vùng mía nguyên liệu của Casuco.

Sau khi thu hoạch lần đầu tại trại thực nghiệm, hiện giống mía cấy mô ROC 16 lưu gốc thuộc thế hệ F2 đã nảy mầm xanh tốt trở lại. Theo nhận xét của cán bộ khuyến nông nơi đây thì cây mía đã to hơn lần trước và đang được chăm sóc, theo dõi chặt nhằm tiếp tục cung cấp cho nông dân giống mía thuần để thay thế giống mía đã lão hóa. “Từ những thành công ban đầu, dự kiến trong niên vụ mía tới, lãnh đạo Casuco sẽ tiếp tục đưa về trại thực nghiệm trồng khảo nghiệm thêm 2 giống mía cấy mô nữa là QĐ 93159 và MY 15. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho người dân trồng mía trong tiến trình thay đổi cơ cấu giống theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mía tốt của Casuco”, ông Phương Thanh Tuấn, Trưởng trại thực nghiệm Hiệp Hưng, thông tin.  

Hàng năm, Trại thực nghiệm Hiệp Hưng đều được Casuco đưa về từ 5-7 giống mía mới từ các viện, trường để trồng khảo nghiệm trước khi giới thiệu cho người dân trồng đại trà. Từ nguồn giống ban đầu, sau khi trồng khảo nghiệm sẽ chọn được 1-2 giống triển vọng để nhân rộng, nhưng cũng có năm không có nguồn giống nào. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển (từ 2006 đến nay), trại thực nghiệm đã cung cấp cho người dân trồng mía trên 100 tấn mía giống mới, bao gồm: K88-92, KK6, KK4, K95-156, QD9-N159, Suphanburi 7… Qua đây, đã từng bước thay thế dần các giống mía bị thoái hóa, giúp năng suất mía và nguồn thu nhập của bà con không ngừng được cải thiện. Ngoài nghiên cứu, khảo nghiệm giống mía mới, trại thực nghiệm còn là nơi để nông dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, là cầu nối hướng dẫn địa điểm cung cấp giống tốt theo nhu cầu sử dụng của các hộ dân.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

推荐内容