VHO - Từ hôm nay,ềungườithangặpkhókhixácthựcsinhtrắchọmu - west ham trực tiếp 1.7, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền. Nhiều người đã cập nhật sinh trắc học thành công từ nhiều ngày trước, tuy nhiên, hôm nay nhiều người than gặp khó khăn khi thực hiện việc này.
Hôm nay, 1.7 là ngày Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18.12.2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực. Theo đó, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.
Nhiều người đã cập nhật sinh trắc học thành công từ nhiều ngày trước, tuy nhiên, hôm nay không ít người gặp khó khăn khi thực hiện việc này.
Chị Nguyễn Thu Hoà (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, sáng nay chị sử dụng dịch vụ internet banking của một số ngân hàng để cập nhật, xác thực sinh trắc học nhưng không thể thực hiện. Chị Hòa cho biết, chụp ảnh căn cước công dân thành công, chụp ảnh cá nhân thành công, nhưng khi quét chip của thẻ căn cước công dân thì bị báo lỗi. Sau nhiều lần cố gắng thì cũng không thành công.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Nam (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng loay hoay mấy tiếng đồng hồ buổi chiều vẫn xác thực sinh trắc học không thành công từ internet. Gọi điện lên tổng đài nhờ hỗ trợ thì máy bận liên tục. Anh đành ra ngân hàng BIDV tại phố Trần Nguyên Đán để nhờ nhân viên ngân hàng hỗ trợ.
“Đến nơi tưởng được hỗ trợ nhanh chóng, ai ngờ xếp hàng chờ tới lượt. Mỗi người mất 5-10 phút, có khi còn lâu hơn. Sắp hết giờ làm việc, anh Nam cho biết sáng sớm mai sẽ quay lại hoặc cố gắng cập nhật qua internet vào tối nay.
“Mỗi lần ra ngân hàng rút tiền hay gửi tiền có khi chỉ mất 3-5 phút. Không hiểu vì sao việc cập nhật này lại khó khăn đến thế”, anh Nguyễn Văn Nam nói.
Trong khi đó, chị Nguyễn Bích Liên (Đại Kim, Hoàng Mai) cho biết, sáng nay chị như “ngồi trên đống lửa”. Chị Bích Liên không thể thực hiện việc chuyển tiền với các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng số tiền các giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở lên vì chưa xác thực bằng khuôn mặt.
Cùng với đó, trong ngày hôm nay, nhiều nhóm trên mạng xã hội cũng có nhiều người than không thể cập nhật sinh trắc, kể cả sử dụng những chiếc điện thoại đời mới nhất, đặc biệt là đến phần sử dụng NFC (công nghệ truyền dữ liệu không dây) để quét chip trên căn cước công dân. Nhiều người cho biết dịch vụ internet banking bị “đơ” không thể vào để xác thực.
Một số người chưa có nhu cầu chuyển tiền gấp thì kiên nhẫn chờ đợi xác thực trên app của ngân hàng qua internet. Không ít người cần chuyển tiền tranh thủ chạy ra ngân hàng thực hiện trực tiếp với sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng.
Tại ngân hàng VIB trên đường Nguyễn Cảnh Dị (Hoàng Mai, Hà Nội), chị Đào Khánh Linh, nhân viên của VIB cho biết ngân hàng có các thiết bị chuyên dụng quét chip. Do đó, mỗi người chỉ mất 3-5 phút là có thể thực hiện việc cập nhật sinh trắc. Chị Khánh Linh cũng cho biết, trong ngày hôm nay, cũng chỉ có thưa thớt người đến thực hiện xác thực sinh trắc tại đây.
Chị Nguyễn Bích Liên cho hay, do buổi sáng không thực hiện được trên app của ngân hàng, chị đã đến trực tiếp ngân hàng để xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt.
“Chỉ mất khoảng 5 phút là nhân viên ngân hàng đã hỗ trợ và hoàn thành việc cập nhật. Ngay sau đó, tôi có thể thực hiện được các giao dịch rất nhanh chóng.”, chị Bích Liên nói.
Cũng vì việc xác thực sinh trắc học gặp khó khăn, đã xuất hiện việc có người gọi điện, tự xưng là nhân viên ngân hàng và yêu cầu người dân gửi thông tin cá nhân, để hỗ trợ xác thực sinh trắc học.
Để tránh bị kẻ gian lợi dụng hình ảnh cá nhân, thông tin cá nhân để thực hiện các hành vi lừa đảo, hôm qua 330.6, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã có thông báo cảnh bảo đến người dân. Theo đó, ngân hàng này cho biết, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khi làm xác thực sinh trắc học, các nhóm lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng để liên hệ hỗ trợ, từ đó chiếm đoạt tài sản, thông tin của người dùng. Ngoài ảnh căn cước công dân và ảnh khuôn mặt, kẻ gian còn yêu cầu gọi video để thu thập giọng nói, cử chỉ. Những thông tin này sau đó có thể được dùng để mạo danh, chiếm tài khoản hoặc sử dụng vào mục đích xấu khác.
Nếu khó khăn khi thực hiện thao tác trên app ngân hàng, qua internet banking, người dân có thể đến quầy giao dịch của ngân hàng để được hỗ trợ trực tiếp.
Để tránh bị kẻ xấu lừa đảo, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không cung cấp dữ liệu cá nhân, mã OTP, không bấm vào đường link hay tải ứng dụng theo yêu cầu của người lạ. Đồng thời, không mua bán, trao đổi, cho thuê, mượn tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân. Bên cạnh đó, người dân cần cài đặt bảo mật hai lớp và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng.