当前位置:首页 > La liga

【bxh ngoai hang】Cải cách thủ tục hành chính hải quan: Mong chính sách sát với thực tế và đồng bộ

cai cach thu tuc hanh chinh hai quan mong chinh sach sat voi thuc te va dong bo

Hầu hết DN mong muốn,ảicáchthủtụchànhchínhhảiquanMongchínhsáchsátvớithựctếvàđồngbộbxh ngoai hang chính sách và thực tế sẽ thu hẹp khoảng cách. Ảnh: TRẦN VIỆT

Sau khi Nghị quyết 19 năm 2014 và Nghị quyết 19 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành, ngành Hải quan đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hướng tới giảm tối đa thời gian thông quan hàng hóa cho DN. Cùng với đó, ngành Hải quan cũng luôn chú trọng xây dựng đội ngũ con người để các vấn đề cơ chế, chính sách được triển khai nhuần nhuyễn, trơn tru trong thực tế, hạn chế tối đa tiêu cực trong toàn ngành.

Đánh giá về những động thái này, theo bà Ngô Lệ Quyên, Phụ trách XK Công ty CP Kim khí Thăng Long, quá trình cải cách, đặc biệt là việc triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACC/VCIS đem lại cho DN nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí làm thủ tục thông quan hàng hóa. Trước đây, làm thủ tục thông quan hàng hóa cho một bộ hồ sơ, DN có thể mất tới 2-3 ngày nhưng hiện tại hồ sơ được khai báo trước trên hệ thống điện tử nên quá trình trở nên nhanh chóng, đặc biệt đối với hàng hóa thuộc luồng Xanh.

Tuy nhiên, bà Quyên cho rằng, nhiều chính sách về chủ trương là tốt nhưng lại vướng ở quá trình triển khai. Đơn cử như khi triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, mặc dù lợi ích DN nhận được rất lớn nhưng vẫn xảy ra trường hợp các đơn vị Hải quan hiểu khác nhau.

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện một số DN hy vọng, không chỉ riêng việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia mà trong năm nay, mọi quy định, chính sách liên quan tới ngành Hải quan sẽ thực sự “ngấm” vào thực tế theo đúng chủ trương đề ra, không còn nhiều khoảng cách.

Đánh giá từ năm 2014 đến nay, các thủ tục hải quan đã có những bước đột phá so với thời gian trước theo hướng đơn giản, thuận tiện cho DN nhưng bà Nguyễn Thị Thanh Hiếu, Giám đốc XNK Công ty AAC (Bắc Ninh) vẫn bày tỏ mong muốn mọi quy trình, thủ tục hải quan sẽ tiếp tục thông thoáng hơn nữa. Bên cạnh đó, theo bà Hiếu, mặc dù cơ quan Hải quan đã thường xuyên cung cấp thông tin, phổ biến quy định mới trong ngành Hải quan tới DN nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu, có những trường hợp chủ trương, chính sách được phổ biến tới DN có phần gấp gáp, khiến DN bị động. Vì vậy, DN mong muốn cơ quan Hải quan sẽ có những hoạt động cung cấp thông tin, phổ biến quy định mới tới DN kịp thời và thường xuyên hơn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Bạch Lan Anh, Phụ trách NK Công ty CP Kim khí Thăng Long lại cho rằng, một trong những điểm mấu chốt để cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan tác động nhanh chóng, đem lại lợi ích sát sườn cho DN là yếu tố con người. Bà Lan Anh đưa ra so sánh, hiện nay nếu DN mở 10 bộ tờ khai NK hàng hóa thì có khoảng 7 bộ thuộc luồng Xanh, còn lại rơi vào luồng Vàng và Đỏ. Từ khi triển khai Hệ thống VNACC/VCIS, hàng hóa thuộc luồng Xanh được xử lý, thông quan rất nhanh nhưng nếu rơi vào luồng Đỏ hoặc luồng Vàng thì vẫn chậm. Một trong những nguyên nhân dẫn tới điều này là bên cạnh phần lớn cán bộ công chức Hải quan tận tụy với công việc, vẫn còn một số cán bộ vẫn coi DN là đối tượng quản lý. “Điều DN mong hơn cả là ngành Hải quan sẽ quán triệt tốt hơn yếu tố con người để tất cả cán bộ công chức Hải quan không chỉ am hiểu tường tận, đủ khả năng hỗ trợ DN mà còn luôn làm việc trách nhiệm, công tâm”, bà Lan Anh nhấn mạnh.

Theo Quyết định số 510/QĐ-BTC phê duyệt phương án đơn giản hóa một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan ngày 19-3-2015 của Bộ Tài chính, có 31 thủ tục được đơn giản hóa và 7 thủ tục được bãi bỏ.

Cụ thể, các thủ tục bãi bỏ gồm: Thủ tục thay tờ khai hải quan (thủ công - điện tử); thủ tục thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu sản xuất, XK (thủ công - điện tử); thủ tục thông báo hợp đồng gia công ở nước ngoài; thủ tục thanh khoản hợp đồng đặt gia công ở nước ngoài; thủ tục thông báo định mức nguyên liệu, vật tư NK sản xuất hàng hóa bán vào khu phi thuế quan; thủ tục người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế (áp dụng đối với thủ tục hải quan thủ công - điện tử); thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công (Hệ thống VNACCS).

Một số thủ tục được đơn giản hóa như: Thủ tục sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan (thủ công - điện tử); thủ tục Hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất; thủ tục huỷ tờ khai hải quan; thủ tục chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa NK gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ; thủ tục xem hàng hóa trước khi khai hải quan...

Ông Vũ Quang Tùng, Trưởng phòng XNK Công ty Cổ phần may Sông Hồng:

Những nỗ lực thay đổi, cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan đã giúp DN giảm được rất nhiều thời gian và chi phí cho các hoạt động sản xuất, XNK hàng hóa. Với những cải tiến không chỉ về luật lệ, cách thức mà còn về kỹ thuật, phương tiện nên thủ tục giao nhận, XNK trở nên gọn gàng hơn, khối lượng công việc của công ty cũng giảm được theo chiều hướng có lợi.

Bên cạnh các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, việc cải thiện môi trường kinh doanh đã giúp công ty tiếp cận vốn nhanh hơn, xin giấy phép đầu tư, xây dựng nhà xưởng, đất đai… cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, DN chúng tôi rất mong các thủ tục hành chính, hình thức quản lý sẽ có thêm các ưu đãi cho các DN làm hàng XK FOB, các thủ tục nên đơn giản và gọn nhẹ như các DN làm hàng gia công. Bởi các DN sản xuất theo FOB phải bỏ ra nhiều vốn hơn, trình tự làm việc phức tạp hơn nhưng khi XK sẽ mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn so với hàng gia công.

Ông Mai Thanh Tùng, Phụ trách XNK Công ty TNHH Sakurai Việt Nam - Thanh Hóa (DN chuyên chế xuất, XNK hàng may mặc):

Trước đây, khi sử dụng tờ khai giấy, DN phải làm rất nhiều tờ khai cho mỗi đơn hàng, số lượng lên đến hàng chục tờ khai một ngày. Hơn nữa, nếu tờ khai đó mắc lỗi thì việc chuyển đổi, sửa chữa lại mất rất nhiều thời gian. Sau khi Hệ thống VNACCS/VCIS đi vào hoạt động thì mọi việc đã đơn giản hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, vì chuyên làm hàng gia công, nên DN muốn kiến nghị bỏ một số định mức đối với hàng gia công, bởi một năm DN sản xuất vài trăm mã hàng, mã sản phẩm nên mỗi mã phải đăng ký một định mức với Hải quan. Việc đăng ký này phức tạp mà tốn khá nhiều thời gian, nên hy vọng cơ quan Hải quan có thể giúp DN thuận lợi hơn trong việc thực hiện quy định này.

Bên cạnh đó, khi sử dụng Hệ thống thông quan tự động, nếu DN phát hiện lỗi sai trong tờ khai đã được chuyển đi thì DN không thể sửa lại được mà phải thông tin bằng email cho phía Hải quan. Phía Hải quan chỉ gửi lại thông tin xác nhận mà DN không biết, không thể kiểm tra được lỗi sai đấy đã được sửa hay chưa. Đến khi thanh khoản, nếu còn sai sót thì DN rất khó tìm kiếm lại trong hàng nghìn tờ khai của cả năm.

Là DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản nên công ty chúng tôi mong muốn các thủ tục hành chính của Việt Nam tiếp tục thông thoáng hơn, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn.

H.DỊU (ghi)

分享到: