OECD dự đoán vào năm 2023, Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6%, cao hơn cả thứ hạng của rc lens" /> OECD dự đoán vào năm 2023, Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6%, cao hơn cả thứ hạng của rc lens" />

【thứ hạng của rc lens】OECD: Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong năm 2023

World Cup 2025-01-25 11:12:14 671
leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
OECD dự đoán vào năm 2023, Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6%, cao hơn cả Trung Quốc. Ảnh minh họa: Mint/TTXVN/Vietnam+ 

Cụ thể, trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của mình, OECD dự đoán Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia sẽ dẫn đầu các ước tính về tổng sản phẩm quốc nội cho năm 2023 và 2024. Nhìn chung, tổ chức này dự đoán mức tăng trưởng toàn cầu sẽ chạm mốc 2,7% trong năm nay.

Điều đó sẽ đánh dấu tỷ lệ hàng năm thấp thứ hai kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngoại trừ năm đại dịch COVID 2020.

Nhà kinh tế trưởng Clare Lombardelli của OECD chia sẻ: “Giá năng lượng giảm và lạm phát hàng đầu, giảm bớt tắc nghẽn nguồn cung và sự mở cửa trở lại nền kinh tế Trung Quốc, cùng với việc làm phát triển và tài chính hộ gia đình tương đối ổn định, tất cả đều góp phần vào tiến trình phục hồi dự kiến. Tuy nhiên, sự phục hồi sẽ yếu hơn so với các tiêu chuẩn trước đây, đồng thời các nhà hoạch định chính sách tiền tệ sẽ “cần phải vượt qua một con đường khó khăn””.

Theo đó, OECD dự đoán vào năm 2023, Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6%, Trung Quốc tăng trưởng 5,4% và Indonesia tăng trưởng 4,7%.

Nhóm cho biết, đà tăng trưởng của cả năm 2022 của Ấn Độ sẽ tiếp tục được phát huy trong năm 2023, sau khi sản lượng nông nghiệp cao hơn và chi tiêu chính phủ cũng mạnh mẽ hơn. OECD nói thêm rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng hơn trong nửa cuối năm tới sẽ giúp đà chi tiêu của các hộ gia đình quay trở lại. Phía tổ chức cũng hy vọng rằng ngân hàng trung ương Ấn Độ sẽ chuyển sang cắt giảm lãi suất nhẹ, bắt đầu từ giữa năm 2024.

Báo cáo cũng cho biết thêm, OECD dự đoán lạm phát tiêu đề trung bình của các nước OECD sẽ giảm xuống 6,6% trong năm nay, sau khi đạt đỉnh 9,4% vào năm 2022. Vương quốc Anh sẽ trải qua mức lạm phát cao nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến. Trong số các quốc gia được chú trọng trong phân tích lạm phát của OECD, chỉ có Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có tỷ lệ lạm phát cao hơn.

Để chống lạm phát và giải quyết những mối lo ngại trước mắt đối với nền kinh tế toàn cầu, OECD khuyến nghị các chính phủ trực tiếp thực hiện 3 biện pháp bao gồm duy trì chính sách tiền tệ hạn chế; loại bỏ dần và hỗ trợ tài chính có mục tiêu và ưu tiên chi tiêu hỗ trợ tăng trưởng, cũng như cải cách cơ cấu thúc đẩy nguồn cung.

“Hầu như tất cả các quốc gia đều có thâm hụt ngân sách và mức nợ cao hơn so với trước đại dịch. Do đó, cần đưa ra những lựa chọn cẩn thận để duy trì nguồn ngân sách khan hiếm cho các ưu tiên chính sách trong tương lai và để đảm bảo tính bền vững của nợ”, nội dung của báo cáo của OECD ghi rõ.

Tiến trình phục hồi mong manh

Tuy nhiên, OECD cảnh báo sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh khi các ngân hàng trung ương tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này có thể dẫn đến căng thẳng trên thị trường tài chính.

“Mối lo ngại chính là những điểm yếu mới có thể xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng, dẫn đến mất niềm tin rộng hơn và tín dụng bị thu hẹp mạnh, đồng thời làm tăng rủi ro do mất cân đối thanh khoản và đòn bẩy trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng”, OECD cho biết.

Mặc dù tổ chức lưu ý rằng các ngân hàng nói chung có thể linh hoạt hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây, nhưng theo OECD, niềm tin của thị trường vẫn còn mong manh, thể hiện qua tốc độ mà áp lực của ngành ngân hàng phải chịu đã và đang lan rộng khắp các quốc gia sau sự sụp đổ của các ngân hàng ở Mỹ.

Tháng trước, chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass đã đưa ra những lo ngại tương tự, đồng thời cho biết thêm rằng tỷ lệ nợ trên GDP của các nền kinh tế tiên tiến đang “cao hơn bao giờ hết”.

Châu Á vẫn tươi sáng

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong khi nền kinh tế toàn cầu có thể giảm tốc hơn nữa, châu Á được kỳ vọng vẫn sẽ là điểm sáng do lạm phát khu vực dự kiến sẽ duy trì ở mức “tương đối nhẹ”. Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu cho khu vực rộng lớn hơn.

Ở những nơi khác, OECD dự báo tăng trưởng GDP của Nhật Bản là 1,3%, được thúc đẩy bởi chính sách tài khóa khi lạm phát cơ bản tiếp tục tăng lên 2%.

Các nhà kinh tế của Nomura nhận định, các điều kiện tài chính toàn cầu cho thấy đây là “thời điểm để châu Á tỏa sáng”, sân khấu đã được thiết lập cho sự vượt trội trong tương lai trung hạn của châu Á. Theo đó, trưởng vọng tăng trưởng toàn cầu yếu hơn và các đợt tăng lãi suất chính sách sắp kết thúc có thể sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội mới, đồng thời đặt ưu tiên cho nền tảng kinh tế lành mạnh. Khu vực châu Á được tin tưởng là phù hợp với kế hoạch tăng trưởng này.

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/156a299336.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Quốc lộ nối Đà Lạt

Danh tính 5 người tử vong trong vụ tai nạn xe khách ở Tuyên Quang

Học viện Tài chính: Sức hút từ các chương trình đào tạo mang tính quốc tế

Khởi tố vụ án liên quan tai nạn khiến 2 người chết trên cao tốc Cam Lộ

Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt

Đà Nẵng muốn nộp hơn 1.200 tỷ chuộc lại sân Chi Lăng, ngân hàng đòi gấp 8 lần

Infographics: Thanh toán vốn đầu tư công 8 tháng ước đạt 274.501 tỷ đồng

Hơn 900 kiều bào tham gia họp mặt mừng Xuân Canh Tý 2020

友情链接