Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos được dẫn lời cho biết các cuộc đàm phán đã kết thúc với một "thỏa thuận kỹ thuật sơ bộ" về tất cả các vấn đề,ạpđạtđượcthỏathuậnsơbộvớicácchủnợty le macao bao gồm cải cách lao động và năng lượng, cắt giảm quỹ hưu trí và tăng thuế. Ông Tsakalotos bày tỏ tin tưởng thỏa thuận sẽ cho phép Hy Lạp có được các biện pháp giảm nợ - điều thiết yếu đối với sự phục hồi của nền kinh tế vẫn chật vật trong khủng hoảng này.
Trước đó, dưới áp lực của các chủ nợ, Chính phủ Hy Lạp đã chấp thuận cắt giảm ngân sách thêm 3,6 tỷ euro (tương đương 3,8 tỷ USD) trong năm 2019 và 2020. Athens thừa nhận việc cắt giảm quỹ hưu trí và áp dụng thuế mới là nhằm đổi lấy sự chấp thuận sử dụng số tiền tương đương cho các biện pháp xóa đói giảm nghèo. Một nguồn tin từ Chính phủ Hy Lạp cho biết quỹ hưu trí sẽ bị cắt giảm trung bình khoảng 9%.
Dự kiến thỏa thuận này sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào trung tuần tháng Năm trước khi được đưa ra cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào ngày 22/5 tới, như điều kiện để tiếp tục nhận được gói cứu trợ.
Hy Lạp đang phải vật lộn với tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay. Để đổi lại những khoản viện trợ quan trọng từ các chủ nợ quốc tế, kể cả IMF và Uỷ ban châu Âu (EC), Athens cam kết sẽ tiến hành những cải cách mạnh mẽ nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Kể từ năm 2010 đến nay, nước này đã tiếp nhận ba gói cứu trợ của quốc tế. Nợ công của Hy Lạp hiện ở mức trên 300 tỷ euro, tương đương khoảng 160% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, và đây vẫn là tỷ lệ cao nhất trong Eurozone.
Thỏa thuận mới này mở ra hy vọng giúp Athens có thể nhận được khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ thứ 3, kịp thời thanh toán khoản nợ trên 7 tỷ euro (7,4 tỷ USD) có hạn chót vào tháng Bảy tới và một lần nữa tránh được nguy cơ mất khả năng thanh toán dẫn tới việc phải rời khỏi Eurozone./.
Theo chinhphu.vn