Thưa ông,Đẩynhanhgiảingânvốnđầutưkết quả betis số vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ cần phải giải ngân trong 2 tháng còn lại của năm 2014 khoảng 80.000 tỷ đồng. Điều này có tạo áp lực lớn đối với hệ thống KBNN?
Về bản chất giải ngân vốn đầu tư gồm 2 phần: Thứ nhất, là các chủ đầu tư phải có khối lượng thì mới được thanh toán; Thứ hai, là tạm ứng vốn thanh toán. Do vậy, nếu nói chắc chắn 100% thì lại phải phụ thuộc yếu tố khách quan như: Thời tiết, công tác giải phóng mặt bằng; các phát sinh ngoài mong muốn của chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý Nhà nước.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, một mặt KBNN phối hợp với cơ quan Tài chính các cấp đảm bảo đủ nguồn vốn, thực hiện điều hành linh hoạt. Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư ở mức cao nhất. Mặt khác, kiểm soát chặt chẽ từng khoản chi từ nguồn vốn của Nhà nước; kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, không có trong định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước.
Tính đến 31-8-2014 số dư tạm ứng là 57.596 tỷ đồng, trong đó số dư tạm ứng từ năm 2003 về trước chiếm 19.604 tỷ đồng. Nguyên nhân có phải do các địa phương, chủ đầu tư cố tình trây ỳ, thưa ông?
Trước hết phải thấy rằng, số dư tạm ứng vốn đầu tư còn tồn đọng khá lớn tại hệ thống KBNN, chưa được chuyển sang thanh toán để thu hồi là do 3 nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, đối với số dư tạm ứng từ năm 2003 về trước chủ yếu do một số dự án chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã thay đổi, giải thể; có dự án đã dừng thi công những vẫn còn dư tạm ứng.
Thứ hai, theo quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì, việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực. Vì vậy có trường hợp sau khi được tạm ứng vốn thì dự án lại vướng mặt bằng thi công do việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa xong nên nhà thầu không triển khai thi công được, không có khối lượng hoàn thành nghiệm thu để thanh toán hoàn tạm ứng.
Thứ ba, đối với các khoản tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có trường hợp người dân chưa chấp thuận đơn giá đền bù, có trường hợp sự phối hợp giữa chủ đầu tư với tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng như: Tổ chức phát triển quỹ đất, Hội đồng bồi thường... chưa chặt chẽ, dẫn đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường chưa kịp thời hoàn thiện hồ sơ, chứng từ để chủ đầu tư làm thủ tục thanh toán với KBNN để hoàn vốn đã tạm ứng; có trường hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường GPMB đã sử dụng vốn tạm ứng của dự án này cho dự án khác...
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN đang quyết liệt thu hồi vốn tạm ứng nhưng hiện có cái khó là trong hoàn cảnh hiện nay, nguồn thu ở nhiều địa phương còn không đủ để bố trí cho các nhiệm vụ cần ưu tiên. Vấn đề ở đây không phải là các địa phương, chủ đầu tư trây ỳ mà do khó khăn về nguồn tiền. Quan điểm của Bộ Tài chính, KBNN là vừa thu hồi tiền về NSNN, vừa phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội cao nhất tại các địa phương.
Theo đó, giải pháp đưa ra sẽ không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2014, các khoản ứng trước NSNN và trái phiếu Chính phủ, các khoản bổ sung kế hoạch sang năm 2015; hạn chế tối đa việc ứng vốn từ NSNN cho các công trình, dự án; trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo...
Theo phản ánh của nhiều chủ đầu tư, ban quản lý dự án thì một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư chính là vướng mắc cơ chế, chính sách?
Đúng là trong những tháng đầu năm 2014 vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư như: Vướng mắc về mức vốn tạm ứng đối với dự án ODA, mức vốn tạm ứng đối với các hợp đồng nhập khẩu thiết bị (do bị khống chế không vượt quá 30%/ kế hoạch vốn); vướng mắc về thời hạn phê duyệt quyết định đầu tư đối với các dự án khởi công mới thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia... Tuy nhiên, các vướng mắc này đến nay đã được giải quyết.
KBNN cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, các chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền, các sở, ban, ngành tại địa phương để có biện pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tiễn; kịp thời báo cáo về KBNN để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính những vướng mắc vượt thẩm quyền để có biện pháp giải quyết.
Mặt khác, KBNN chỉ đạo Kho bạc tỉnh, thành phố phải thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai quy trình, hồ sơ và thời gian kiểm soát thanh toán; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư khi đến giao dịch tại KBNN; thực hiện tốt công tác kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “Thanh toán trước, kiểm soát sau”; thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ, đúng quy định về tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho dự án, phục vụ cho công tác quản lý của chủ đầu tư, công tác điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án và công tác khóa sổ, quyết toán theo niên độ ngân sách năm; kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ vi phạm quy định của hệ thống KBNN, có hành vi gây sách nhiễu, hách dịch đối với đơn vị.
Công trình Cung thể thao Nam Định là một trong những dự án tiêu biểu về |
Hàng tháng, KBNN công khai tình hình giải ngân vốn đầu tư của từng bộ, ngành, địa phương, bao gồm cả giải ngân vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương để các bộ, ngành, địa phương có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, khẩn trương nghiệm thu và hoàn thiện các thủ tục thanh toán gửi KBNN, tránh dồn nhiều vào cuối năm.
Bên cạnh đó, hệ thống Kho bạc sẽ tăng cường hội nghị tiếp xúc với chủ đầu tư để kịp thời phổ biến các chính sách mới liên quan đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đồng thời nắm bắt và giải quyết các vướng mắc cho chủ đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Tính đến 31-10, tổng vốn đầu tư giải ngân qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) ước khoảng 207.540,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn xây dựng cơ bản là 119.169 tỷ đồng, đạt 74,8% kế hoạch; vốn trái phiếu Chính phủ là 65.202,6 tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch; nguồn vốn khác là 23.168,2 tỷ đồng, đạt 64,1% kế hoạch. |