当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【nha cai.com】Khó nhân rộng “trường học mới” 正文

【nha cai.com】Khó nhân rộng “trường học mới”

2025-01-26 02:59:10 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:688次

Báo Cà MauNăm học 2015-2016, Trường THCS Phú Tân, xã Phú Tân áp dụng mô hình VNEN ở 3 lớp 6, với 106 học sinh. Sau hơn 1 học kỳ triển khai, mô hình đã giúp học sinh mạnh dạn, chủ động hơn trong giao tiếp và tiếp thu kiến thức.

“Học theo mô hình trường học mới (VNEN) có sách giáo khoa riêng; giáo viên có điều kiện tập huấn; cơ sở vật chất đảm bảo tổ chức dạy học 2 buổi/ngày… Trên thực tế, việc triển khai cũng như nhân rộng mô hình này chỉ phù hợp với những trường có điều kiện. Còn với địa phương vùng sâu, vùng xa như huyện Phú Tân thì gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, toàn huyện chỉ có 4/24 trường tiểu học và 2/13 trường THCS có thể áp dụng phương pháp dạy của mô hình mới này”, Phó Phòng GD&ĐT huyện Phú Tân Nguyễn Thị Thuý Chiều nhìn nhận.

Năm học 2015-2016, Trường THCS Phú Tân, xã Phú Tân áp dụng mô hình VNEN ở 3 lớp 6, với 106 học sinh. Sau hơn 1 học kỳ triển khai, mô hình đã giúp học sinh mạnh dạn, chủ động hơn trong giao tiếp và tiếp thu kiến thức.

Đầu tư phòng học, trang thiết bị hỗ trợ dạy học đạt quy chuẩn VNEN là bài toán khó của nhiều trường nông thôn. (Ảnh: Tiết học Tiếng Việt theo mô hình VNEN của học sinh Trường Tiểu học Phú Tân).

Cô Ngô Cẩm Nhung, chủ nhiệm lớp 6A7, cho biết, học theo VNEN, các em được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, trực tiếp quan sát, làm thực nghiệm, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách nghĩ của bản thân để lĩnh hội kiến thức, bộc lộ khả năng sáng tạo. Đặc biệt, khi tham gia nhóm học trong lớp (5-6 học sinh/nhóm), các em được học cách chia sẻ, tương trợ, nâng cao tính chủ động và ý thức kỷ luật cao. Tuy nhiên, đối với các em có học lực trung bình, yếu, hoạt động chưa tốt, còn rụt rè, dựa dẫm vào bạn khác.

“Học theo mô hình VNEN có 5 chủ đề và hình thức dạy, ở trường thầy cô chỉ hướng dẫn 3 hoạt động, còn lại 2 hoạt động là về nhà. Nhưng do học sinh ở vùng nông thôn, kinh tế một số gia đình khó khăn nên phụ huynh chưa thực sự quan tâm con em, phó mặc công việc học tập của con em cho nhà trường nên phần ứng dụng về nhà học sinh không tự giải quyết được, khó tránh việc học theo VNEN chưa đạt hiệu quả như mong đợi”, cô Cẩm Nhung trần tình. 

Thầy Trịnh Hoàng Lân, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phú Tân, chia sẻ, nhà trường và phụ huynh học sinh ủng hộ mô hình này, nhưng vì là năm đầu triển khai thực hiện cho khối lớp 6 nên gặp khá nhiều trở ngại. Khó nhất là giữa sĩ số học sinh/lớp và diện tích phòng học. Theo chuẩn thiết kế của VNEN, mỗi lớp 30 học sinh, nhưng hiện tại, ở 3 lớp 6 thực hiện mô hình có từ 35-36 học sinh.

Bên cạnh, do đặc thù phương pháp dạy VNEN là học theo nhóm, hoạt động tự chủ, tự học nên nhà trường không thể bố trí các lớp này ở các phòng học truyền thống (ghế đôi), đành phải mượn tạm 3 phòng học của Trường Tiểu học Kim Đồng cũ (nay bỏ trống do dời đi). Với số lượng học sinh khá đông nên giáo viên gặp khó khăn trong việc theo sát năng lực học tập, giúp đỡ các em kịp thời.

“Trường có 21 cán bộ, giáo viên đi tỉnh tập huấn phương pháp dạy VNEN, sau đó về triển khai cho tập thể sư phạm nhà trường. Do chỉ được tập huấn 1 lần, thời lượng không đủ để tiếp cận và nắm rõ VNEN để giảng dạy tốt nên bước đầu giáo viên lúng túng trong việc tổ chức lớp học có chủ tịch hội đồng tự quản, trưởng ban văn nghệ, trưởng ban học tập… Kể cả việc nhận xét, đánh giá học sinh đôi khi còn nhầm lẫn với cách dạy truyền thống. Do vậy, các giáo viên phải tự khắc phục bằng cách tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm lẫn nhau, xem video hướng dẫn trên internet…”, thầy Trịnh Hoàng Lân bày tỏ.

Một số khó khăn khác như: chương trình hiện hành của khối lớp 6 có 13 môn, nhưng theo VNEN thì chỉ còn 8 môn, việc sắp xếp giáo viên dạy gặp nhiều trở ngại. Chẳng hạn, với hoạt động giáo dục gồm: âm nhạc, thể dục và mỹ thuật, được đánh giá là 1 môn học, nhưng phải phân môn cho 3 giáo viên giảng dạy; môn Khoa học xã hội gồm Địa lí, Lịch sử cũng phải có 2 giáo viên giảng dạy, sau đó tổng hợp đánh giá năng lực học sinh. Hiện tại, nhà trường chỉ đảm bảo đủ giáo viên dạy học 1 buổi/ngày, duy nhất buổi chiều thứ Năm tổ chức được hoạt động kỹ năng sống.

Theo bà Nguyễn Thị Thuý Chiều, các trường được triển khai và nhân rộng VNEN đều là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, cơ bản đủ điều kiện giảng dạy mô hình mới, hầu hết các trường còn lại rất khó nhân rộng trong thời gian tới. Khó khăn chung mà nhiều trường trăn trở chính là việc bàn ghế học sinh và quy cách phòng học hiện chưa phù hợp cho việc tổ chức các hình thức hoạt động. Mặt khác, đây là mô hình dạy học mới, trong khi giáo viên chưa có sự thay đổi nhiều về phương pháp giảng dạy; đặc biệt là khó khăn về kinh phí thực hiện như: tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp dạy 2 buổi/ngày, trang thiết bị hỗ trợ dạy học cũng như đội ngũ giáo viên dạy liên môn...

Là trường nằm trong dự án mô hình VNEN được triển khai thí điểm từ năm học 2012-2013, đến nay, Trường Tiểu học Phú Tân (xã Phú Tân) đã đảm bảo tính liên tục tổ chức cho 100% các lớp học 2 buổi/ngày từ khối lớp 2-5 theo lộ trình của dự án. Song, vẫn gặp khó bởi các phòng học thiết kế có diện tích hẹp, làm hạn chế đến việc tổ chức không gian lớp học, sắp xếp bàn ghế để học nhóm và không tránh khỏi sĩ số lớp 35-36 em/lớp.

Cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ, do trường thu nhận và quản lý học sinh thuộc địa bàn dân cư ấp Cái Đôi và một số ấp lân cận, nên số lượng học sinh năm học này là 518 em, trong đó có 403 em từ lớp 2-5 học theo VNEN. Số lượng khá đông, trong khi chỉ có thể bố trí 12 phòng học rộng 50 m2 (tiêu chuẩn tối thiểu 70-80 m2). Thêm nữa, độ tuổi lớp 2 ở nông thôn, các em chưa mạnh dạn điều hành các bạn trong nhóm làm việc, vẫn cần sự dìu dắt, chỉ bảo của giáo viên. Mô hình VNEN đạt hiệu quả hơn hẳn ở các khối lớp 4, 5.

“Tuy nguồn kinh phí thực hiện được cấp theo dự án, nhưng do Trường Tiểu học Phú Tân là trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện, sau 15 năm, một số hạng mục đã xuống cấp, cơ sở vật chất, phòng học chưa thể đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định”, cô Tuyết Mai băn khoăn.

   Nhìn chung, các trường triển khai VNEN đã có sự đổi mới, hiệu quả được ghi nhận sau 3 năm thực hiện, giáo viên, học sinh dần thích nghi với môi trường học tập mới, hướng về phát triển năng lực của học sinh. Theo kiểm tra chất lượng cuối năm học 2014-2015 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Tân ở 2 trường thực hiện mô hình VNEN, với 25 lớp, 668 học sinh (Trường Tiểu học Phú Tân và Tiểu học Phú Mỹ 2); kết quả, có đến hơn 98,7% học sinh đạt năng lực, 100% học sinh đạt phẩm chất. Tuy vậy, năm học mới 2015-2016, huyện chỉ có thể nhân rộng mô hình ở 2 trường tiểu học: Việt Thắng 1, Việt Khái 1 và 2 trường THCS: THCS Phú Tân, THCS Nguyễn Vĩnh Nghiệp. Riêng ở các trường THCS được nhân rộng chỉ đảm bảo dạy 1 buổi/ngày./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜