【tỷ số các trận ngoại hạng anh】Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 của Trung Quốc tăng 4,5%
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1-2012 của Trung Quốc tăng 4,5%. Nguyên nhân chính điều này là một loạt các chiến dịch mua sắm trước kỳ nghỉ năm mới của Trung Quốc vào tháng trước đã đẩy giá lương thực lên cao.
Lạm phát tăng khiến cho Chính phủ Trung Quốc cần có sự đề phòng để kìm hãm sự phát triển kinh tế chậm lại nếu cần thiết. “Khả năng sau khi kỳ nghỉ kết thúc, giá cả sẽ giảm đặc biệt là đối với thực phẩm. Chỉ số trong tháng tới nên thấp xuống và điều đó sẽ có lợi hơn”, ông Ken Peng, một chuyên gia kinh tế của Ngân hàng BNP Paribas nhận định.
Chính phủ Trung Quốc đã miễn cưỡng có một số động thái tích nhằm làm cho sự tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại từ từ cho đến nay. Chính phủ cũng thận trọng nhắc lại tác nhân kích thích các khoản lớn nợ nhiên liệu được sử dụng trong năm 2009 để giải cứu nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo Trung Quốc rằng sự tăng trưởng kinh tế của nước này có thể giảm một nửa trong trường hợp nền kinh tế châu Âu rơi vào tình trạng suy thoái mạnh mẽ bởi các mối liên kết thương mại. Trung Quốc cần có một nguồn tài chính để sẵn sàng.
Kiểm soát lạm phát là trọng tâm chính sách hàng đầu của Trung Quốc năm ngoái. Làm chậm tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả hàng hóa và giảm bớt lạm phát lương thực có khả năng giới hạn áp lực giá cả. Ding Shuang, một chuyên gia kinh tế của Citigroup dự báo trong năm nay chỉ số lạm phát của Trung Quốc sẽ ở mức trung bình 3,5%, giảm đáng kể so với mức trung bình của năm ngoái là 5,4%.
Tuy nhiên, từ một quan điểm dài hạn, áp lực giá cả có khả năng bùng phát trở lại. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc đã thực sự bước vào giai đoạn phát triển, nơi lạm phát có thể vẫn còn cao.
Một lý do chính cho điều đó là sự thay đổi nhân khẩu, với chính sách một con của Trung Quốc dẫn đến số lượng công nhân trong nước giảm và tiền lương được đẩy lên cao. Ngay cả khi sự phát triển của nền kinh tế đã chậm lại trong năm nay, các nhà máy trung tâm sản xuất của Trung Quốc đều phàn nàn về sự thiếu hụt công nhân và phải tăng tiền lương, thường là 15%.
Hoa Lan(theo ft.com)