Phương tiện chiếm lòng đường bộ đợi tàu ngang qua
Nhận diện
Làm cán bộ y tế cơ sở tại tổ 1,ỗilođườty so bong da hom qua phường Hương Chữ, TX. Hương Trà nhiều năm, ông Hoàng Trợ vẫn ám ảnh không nguôi 2 vụ tai nạn giao thông đường sắt tại đường ngang gần cổng làng Quê Chữ mà ông trực tiếp chứng kiến. Đó là vụ một phụ nữ điều khiển xe máy qua đường ngang bị tàu đâm trực diện kéo lê 200m và vụ một người đàn ông vừa qua khỏi đường ngang bị tàu hút lại va đập tử vong. Ông cho biết, tuyến đường ngang qua đường sắt này là một trong những tuyến chính của làng, có từ xa xưa. Ngày đó, tuyến đường chưa được khang trang như bây giờ; nút giao nhau với đường sắt gồ ghề, khó đi. Hơn 3 năm trở lại đây, tuyến đường được nâng cấp, thảm nhựa, nút giao với đường sắt được lát đan bằng phẳng, có biển báo nhưng tai nạn vẫn xảy ra.
Quan sát nút giao này, chúng tôi nhận thấy, mặt đường bộ và đường ray gần như đồng mức, nếu không quan sát kỹ thì khó nhận biết đây là đường ngang giữa đường bộ và đường sắt. Hai đầu nút giao chỉ có biển cảnh báo cứng. Phía ngoài quốc lộ rẽ vào có 2 ngôi nhà và nhiều cây xanh che khuất tầm nhìn. Nút giao này cách quốc lộ chừng 100m, tiếng động cơ phương tiện đường bộ luôn ầm ào, trong khi đường ngang không có cảnh báo tự động, nên người tham gia giao thông khó nghe được tiếng tàu đến.
Tai nạn giao thông đường sắt thường xảy ra tại các vị trí giao nhau với đường bộ. Chín tháng đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông đường sắt, trong đó, có 1 vụ tại đường ngang có gác chắn, 2 vụ tại đường ngang có biển báo, 2 vụ tại đường ngang dân sinh. Nguyên nhân các vụ tai nạn do người tham gia giao thông thiếu chú ý khi qua đường ngang.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự phát triển hạ tầng, phương tiện giao thông đường bộ gây áp lực lớn đến hoạt động chạy tàu. Nhiều tuyến giao thông đường bộ được nâng cấp, mở rộng, nối với đường sắt làm thay đổi hiện trạng đường ngang, là một trong những nguyên nhân khiến tai nạn giao thông đường sắt tại các đường ngang không giảm.
Thận trọng vẫn hơn
Thời gian qua, công tác đảm bảo ATGT đường sắt được Bộ GTVT, UBND và Ban ATGT tỉnh, các huyện, thị xã, TP. Huế quan tâm. Đáng chú ý là thực hiện Quy chế phối hợp số 13 giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc đảm bảo trật tự ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT đường sắt được triển khai đến hàng ngàn học sinh và người dân. Công tác cải tạo, nâng cấp các đường ngang được quan tâm. Riêng năm 2016 đã lắp động cơ điện tại 5 đường ngang có gác chắn; nâng cấp 5 đường ngang từ hình thức phòng vệ biển báo và cảnh báo tự động lên đường ngang có cần chắn; cắm bổ sung các biển báo hiệu; tổ chức xóa bỏ hoặc hạn chế phương tiện tại các đường ngang nguy hiểm; ra quân giải tỏa tầm nhìn cho hai phía đường bộ, đường sắt; đồng thời, ngăn chặn các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt.
Đường sắt đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế có chiều dài hơn 111 km, đi qua 31 phường, xã, thị trấn của 5 huyện, thị xã và TP. Huế, với 63 đường ngang hợp pháp; trong đó, mới có 27 đường có gác chắn, 19 đường có cảnh báo tự động còn lại là biển báo. Ngoài ra, còn có 48 lối đi dân sinh và rất nhiều lối đi nhỏ lẻ khác do người dân tự mở. |
Tuy có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng vấn đề an toàn tại các đường ngang, đặc biệt là các lối đi dân sinh vẫn chưa thể yên tâm. Ông Trần Bá Trung, Ủy viên Thường trực Ban ATGT tỉnh cho rằng, các lối đi dân sinh dù bất hợp pháp nhưng cứ mặc nhiên tồn tại, rào chắn rồi dân vẫn cứ mở để đi, bởi lối đi ấy gắn bó mật thiết với hoạt động của người dân, nên chăng cần được đầu tư nâng cấp. Đây cũng là nguyện vọng của chính quyền và người dân nơi có đường sắt ngang qua, họ sẵn sàng bỏ kinh phí để đầu tư.
Ông Trần Kiêm Thuận, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đường sắt Bình Trị Thiên cũng đồng tình với ý kiến trên. Tuy nhiên, theo ông Thuận, để nâng cấp các đường ngang bất hợp pháp không hề đơn giản, đòi hỏi yếu tố kỹ thuật chuyên ngành. Phía công ty đã làm văn bản về lát đan đường dân sinh, kèm theo hồ sơ thiết kế định hình gửi Cục đường sắt Việt Nam nhưng cục có văn bản trả lời đại ý, căn cứ Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật xây dựng thì việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư... Ông Thuận cho biết thêm, căn cứ điều kiện thực tế, công ty linh động để triển khai lát đan tại một số đường dân sinh. Hiện tại đã hoàn thành việc lát đan tại một đường ngang dân sinh ở phường Hương An (Hương Trà), người dân rất phấn khởi. Dự kiến từ nay đến cuối năm, sẽ triển khai lát đan thêm 9 đường nữa.
Đối với cần chắn tự động sẽ được tăng cường lắp đặt tại các đường ngang có mật độ phương tiện lưu thông cao trên địa bàn thời gian tới, nhưng nhiều người lo lắng về độ chính xác của thiết bị này, bởi nằm giữa trời, rất dễ bị hư hỏng; nếu chẳng may gặp sự cố thì còn nguy hiểm hơn. Ông Trần Kiêm Thuận cho biết: Thực tế trên địa bàn tỉnh đã có 3 cần chắn tự động được lắp đặt tại Phú Bài, Thủy Phù và Lộc Thủy từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn hoạt động tốt. Đây là thiết bị hiện đại, được sản xuất tại các nước phát triển, có camera theo dõi kỹ thuật, khi bị sự cố thì camera sẽ truyền tín hiệu về đơn vị quản lý kịp thời khắc phục.
Cùng với việc nâng cấp các đường ngang, các hoạt động khác như phối hợp tuyên truyền vận động, giải tỏa hành lang, xây dựng đường gom, chủ động duy tu bảo dưỡng... sẽ được ngành đường sắt quan tâm trong thời gian tới. Thực tế chỉ ra rằng, tất cả mọi nỗ lực của ngành chức năng chỉ góp phần hạn chế những vụ tai nạn. Điều quan trọng là ý thức chấp hành của người tham gia giao thông đường bộ, cần thận trọng quan sát kỹ trước lúc băng qua đường ngang, nhằm hạn chế những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Bài, ảnh: ĐẶNG THÀNH
Ông Võ Văn Tươi, Phó Giám đốc Sở GTVT, Phó Trưởng ban ATGT tỉnh: Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương Thời gian gần đây, thực hiện quy chế phối hợp giữa tỉnh và ngành đường sắt trong việc đảm bảo an toàn giao thông giữa các đường ngang nói riêng và hoạt động chạy tàu nói chung đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Ban ATGT tỉnh sẽ tiếp tục kiểm tra những bất hợp lý phát sinh tại các vị trí đường ngang, để phối hợp khắc phục. Chúng tôi cũng ghi nhận nhiều nỗ lực, cố gắng của cơ quan quản lý đường sắt trên địa bàn. Tuy nhiên, đây là việc làm mang tính thường xuyên, đặc biệt là công tác giải tỏa hành lang an toàn đường sắt, đang phát sinh từng ngày. Ngành đường sắt cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương để có thông tin cũng như vận động người dân sở tại ủng hộ trong việc phát quang cây cối, tháo dỡ công trình lấn chiếm hành lang được thuận lợi hơn. ĐT Ông Hồ Đắc Sự, Chủ tịch UBND xã Lộc An (Phú Lộc): Huy động dân quân hướng dẫn Trên địa bàn xã có hai đường ngang lớn cắt đường sắt. Riêng đường ngang từ Quốc lộ 1A vào trụ sở UBND xã có mật độ giao thông lớn, nhiều phương tiện qua lại; vào giờ tan tầm, học sinh đi học về mật độ giao thông càng lớn hơn. Vừa qua, xã có gửi công văn đến Ban ATGT huyện Phú Lộc, Công ty cổ phần đường sắt Bình Trị Thiên xin xây dựng gác chắn ở hai đường cắt này, ưu tiên trước ở đường ngang vào trụ sở UBND xã. Tuy nhiên, việc xây dựng đang gặp khó vì kinh phí xây dựng quá lớn. Trước mắt, vào giờ cao điểm, xã phân dân quân ra hướng dẫn và kịp thời dừng các phương tiện giao thông khi có tàu hỏa đến… ĐỨC QUANG Nguyễn Tuấn Hiệp, SV báo chí, Đại học Khoa học Huế: Mạnh ai nấy đi Nhiều người liều lĩnh lấn làn ở đường Trần Phú trong khi phía trước xe đang chờ tàu qua. Ảnh: Xuân Quảng Thực trạng “mạnh ai nấy đi” ở các con đường giao nhau với đường sắt như Hồ Đắc Di, Điện Biên Phủ, Trần Phú (TP. Huế)... làm cho giao thông hỗn loạn, ùn tắc. Dù tại hai đầu đường ngang có dải phân cách mềm giúp giảm tình trạng lấn làn, làm cho người đi đường đi đúng phần đường của mình, nhưng vẫn có một số người thiếu ý thức hoặc do nóng vội đã cho xe vào làn bên cạnh - nơi mà những dòng xe cộ đối diện đang từng hàng dài chờ tàu qua để đi tới. Hành vi này gây mất ATGT cho chính người đi đường, đồng thời khiến cho giao thông bị ùn tắc hơn. Người tham gia giao thông cần ý thức đi đúng làn đường để góp phần bảo đảm an toàn giao thông. XUÂN QUẢNG |