Trên thị trường chứng khoán phái sinh ngày 11/6,áisinhThanhkhoảncảithiệntrongbốicảnhcáchợpđồngtươnglaigiảmsâbảng xếp hạng u23 châu á mới nhất các hợp đồng tương lai cũng giảm rất sâu như chỉ số cơ sở, thậm chí còn giảm mạnh hơn, với mức giảm từ 34,4 điểm đến 45 điểm. Bên Short đẩy mạnh giao dịch về cuối phiên trước biến động mạnh của chỉ số cơ sở khiến F2006 đóng cửa tại mức thấp nhất trong ngày, 795 điểm, giảm tới 44,3 điểm so với phiên kế trước. Khoảng cách chênh lệch giữa F2006 với chỉ số cơ sở là -11,8 điểm. Giảm sâu cũng là diễn biến chính của các hợp đồng còn lại, chênh lệch âm duy trì từ – 26,57 điểm đến – 21,87 điểm.
Thanh khoản thị trường phái sinh tiếp tục cải thiện. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng thêm 3,9% lên mức 194.691 hợp đồng. Đây là phiên có thanh khoản cao nhất trong 6 ngày gần đây, một phần nhờ vào biên độ dao động lớn của các hợp đồng thu hút các nhà giao dịch mở vị thế. Giá trị giao dịch cũng tăng lên mức 16.042 tỷ đồng. Khối lượng mở cùng chung xu hướng khi tiếp tục tăng, đạt 28.341 hợp đồng.
Trên thị trường cơ sở, trái ngược với trạng thái giằng co quanh tham chiếu của VN-Index trong phiên sáng, áp lực bán bắt đầu gia tăng từ đầu giờ chiều và liên tục đẩy mạnh bất chấp chỉ số rơi về vùng điều chỉnh. VN-Index đóng cửa tại mức thấp nhất trong ngày, giảm 3,63% về 867,37 điểm. Đây là phiên giao dịch chứng kiến biên độ giảm lớn nhất của chỉ số kể từ ngày 30/3/2020.
Nếu như trong những phiên gần đây, VN-Index đóng cửa sát ngưỡng tâm lý 900 điểm, phản ánh tâm lý quan sát và chờ đợi của dòng tiền thì trong phiên 11/6, chỉ số đã cho thấy lựa chọn dứt khoát của nhà đầu tư, đó là chốt lời. Không chỉ do mức sinh lời tốt sau nhịp hồi phục mạnh của VN-Index từ cuối tháng 3, mà ảnh hưởng đến từ diễn biến đi xuống của các chỉ số chứng khoán chủ chốt toàn cầu cũng khiến nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc bảo toàn lợi nhuận.
Cung tăng mạnh giúp thị trường thiết lập kỷ lục mới về thanh khoản trong năm 2020. Khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt 695,9 triệu đơn vị, cao hơn 30,5% so với phiên 10/6 trong khi giá trị giao dịch cũng tăng mạnh 40% lên 9,98 nghìn tỷ đồng. Nhìn xa hơn về quá khứ, quy mô giao dịch ngày 11/6 là mức lớn nhất ghi nhận trên sàn HOSE kể từ phiên 5/10/2018 (11,6 nghìn tỷ đồng).
Sắc đỏ bao trùm toàn thị trường, trong đó trên HOSE ghi nhận 257 cổ phiếu giảm điểm, vượt trội so với con số 76 mã tăng giá. Rổ VN30 ghi nhận 28 mã giảm điểm, trong đó có 10 cổ phiếu đóng cửa tại mức giá sàn. Chỉ số đại diện cho nhóm vốn hóa lớn trên HOSE do đó mất đi 3,84% giá trị, về ngưỡng 806,87 điểm.
Điểm sáng của thị trường trong phiên 11/6 đến từ giao dịch của khối ngoại. Nhóm này mua ròng 259,7 tỷ đồng trên HOSE.
Trên sàn Hà Nội, trạng thái tương tự diễn ra với mức giảm 3,83% của HNX-Index và 5,49% của HNX30-Index. UPCoM-Index kết phiên mất 2,37% giá trị.
Chỉ số VN30 có phiên giảm 32,24 điểm, xuống mức 806,87 điểm. Khối lượng giao dịch nhóm VN30 ở mức 191 triệu đơn vị, tăng so với phiên trước 27 triệu đơn vị, tương ứng 16% và cao hơn khối lượng giao dịch bình quân tuần quanh mức 151 triệu đơn vị. Khối lượng giao dịch bùng nổ trong phiên, đặc biệt là phiên giảm điểm mang tín hiệu tiêu cực.
Theo SSI Research, chỉ số VN30 đã không giữ được mức 830 điểm và đã điều chỉnh mạnh. Một số chỉ báo phân tích kỹ thuật của nhóm các cổ phiếu VN30 trở về trạng thái cân bằng, tuy nhiên do có quán tính giảm nên có khả năng chỉ số VN30 có thể tiếp tục xu hướng này, đồng thời kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ tâm lý 798 – 800 điểm./.
D.T