【kết quả dallas】Nhiều thách thức cho khu vực I

时间:2025-01-25 18:34:06 来源:Empire777

Với nhiều yếu tố bất lợi về dịch bệnh trên động vật,ềuthchthứcchokhuvựkết quả dallas giá cả thị trường bấp bênh đã đặt ra sự lo lắng cho ngành chức năng đối với khu vực I về lĩnh vực nông nghiệp sẽ khó đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra nếu không có giải pháp cấp bách và hiệu quả ngay từ lúc này.

Ngành nông nghiệp tỉnh tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất lúa đạt diện tích và sản lượng theo kế hoạch.

Những yếu tố bất lợi

Theo kế hoạch đề ra thì cuối năm 2019 này, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I sẽ đạt 2,5% nhằm góp phần đạt chỉ tiêu chung về GRDP khu vực I của cả nhiệm kỳ. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù GRDP khu vực I đã đạt 2,35%, thế nhưng từ nhiều yếu tố bất lợi đang diễn ra thì ngành chức năng tỉnh nhận định GRDP khu vực I sẽ khó đạt chỉ tiêu vào cuối năm theo kế hoạch đề ra.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho hay: Một trong những khó khăn, thách thức lớn đối với ngành trong lúc này đó là tình hình dịch tả heo châu Phi đang gây ảnh hưởng lớn cho người chăn nuôi khi ổ dịch và số heo bị tiêu hủy liên tục tăng qua từng ngày. Cụ thể, đến ngày 9-6, toàn tỉnh ghi nhận có 93 ổ dịch tả heo châu Phi tại 27 xã, phường, thị trấn của 6/8 huyện, thị xã trong tỉnh, với tổng số heo chết và tiêu hủy là 3.482 con. Đây là năm đầu tiên kể từ khi thành lập tỉnh đến nay, Hậu Giang có heo mắc bệnh chết, tiêu hủy với số lượng lớn như vậy và khả năng số ổ dịch và heo tiêu hủy còn tăng trong thời gian tới, vì dịch tả heo châu Phi hiện không có thuốc phòng ngừa và điều trị, trong khi tốc độ lây lan nhanh bằng nhiều hình thức.

Cùng với dịch bệnh trên heo thì tình hình sản xuất nông nghiệp cũng đối mặt với không ít yếu tố bất lợi. Chẳng hạn, vụ lúa Đông xuân 2018-2019 vừa qua, tuy diện tích xuống giống tăng 500ha và sản lượng tăng 5.310 tấn so với cùng kỳ, thế nhưng do giá lúa ở mức thấp, cộng với tình hình sâu bệnh nhiều nên nguồn lợi nhuận mà nông dân có được cũng ở mức thấp. Riêng vụ lúa Hè thu đang canh tác, tuy đảm bảo về diện tích xuống giống theo kế hoạch (76.645ha), nhưng những ngày qua một số nông dân đã bắt đầu thu hoạch lúa đầu vụ thì năng suất chỉ dao động từ 600-650kg/công (giảm gần 200kg/công so với cùng kỳ), giá bán ở mức từ 4.000-4.400 đồng/kg (tùy giống). Với năng suất và giá bán như trên thì nông dân không có nhiều lợi nhuận. Từ những bất lợi của 2 vụ lúa qua nên khả năng nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ không canh tác vụ lúa Thu đông (lúa vụ 3). Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh lo lắng lúa vụ 3 sẽ không đạt diện tích như kế hoạch đề ra là 39.000ha.

Giống như cây lúa, diện tích trồng mía của tỉnh trong niên vụ 2019-2020 này chỉ còn 8.357ha (đạt 94,4% kế hoạch), giảm 2.240ha so với vụ mía trước. Nguyên nhân cũng là do giá cả bấp bênh, người trồng mía không có lời nên chuyển sang cây trồng khác để cải thiện nguồn thu nhập. Cùng với cây lúa, mía thì giá nhiều loại thủy sản cũng đang lao dốc, nhất là con cá tra. Nếu những tháng đầu năm 2019, có thời điểm giá cá tra trên 30.000 đồng/kg thì hiện nay chỉ còn 21.000-22.000 đồng/kg, điều này khiến người nuôi cá tra tại một số vùng nuôi tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp vô cùng lo lắng. Bởi chi phí đầu tư thức ăn và công chăm sóc tương đối nhiều, nhưng với mức giá hiện tại thì nông dân không có lời nên bà con hy vọng giá cá tra có thể cải thiện hơn trong thời gian tới để an tâm sản xuất.  

Đề ra nhiều giải pháp

Từ nhiều khó khăn, thức thức lớn như trên, để đảm bảo đạt chỉ tiêu GRDP khu vực I vào cuối năm, hiện ngành chức năng tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm để thực hiện quyết liệt trong 6 tháng cuối năm. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương tăng cường phối hợp với nông dân theo dõi, chăm sóc và thu hoạch có hiệu quả đối với vụ lúa Hè thu, đồng thời khuyến cáo bà con ở những nơi đủ điều kiện về hệ thống đê bao khép kín tiến hành canh tác lúa vụ 3 để đảm bảo đạt diện tích theo kế hoạch đề ra là 39.000ha, phấn đấu cuối năm đạt tổng sản lượng 1,2 triệu tấn. Bà Nguyễn Thanh Thúy, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Nhiệm vụ trọng tâm của ngành là theo dõi và cảnh báo sâu bệnh gây hại trên cây trồng, cập nhật tình hình mưa lũ để chủ động các biện pháp phòng, chống hiệu quả. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ kết hợp chỉ đạo mở rộng diện tích vùng lúa chất lượng cao ở từng cánh đồng lớn trong canh tác lúa, đồng thời tiếp tục hướng dẫn nông dân chuyển đổi tập quán canh tác theo Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Giống như cây lúa, bà Lê Kim Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, thông tin: Những diện tích đất ruộng mà nông dân không canh tác lúa vụ 3 thì đơn vị sẽ vận động bà con thả nuôi cá ruộng để tạo nguồn thu nhập trong mùa nước nổi. Bên cạnh đó, ngành sẽ phối hợp với các địa phương để tăng cường kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn người nuôi thủy sản thực hiện các biện pháp quản lý môi trường nuôi và phòng chống dịch bệnh trên các loài thủy sản đạt hiệu quả. Đặc biệt, sẽ thực hiện thí điểm mô hình xử lý nguồn nước nuôi cá tra theo công nghệ mới của Công ty Nhật Việt (công nghệ Nano-Bioreactor), đồng thời kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các vùng nuôi cá tra tập trung để giúp nông dân an tâm gắn bó với nghề.

Bên cạnh nuôi cá ruộng thì những nơi không canh tác lúa vụ 3 sẽ vận động bà con thả nuôi vịt thịt nhằm tăng đàn gia cầm. Riêng những chuồng heo có xuất hiện ổ dịch tả heo châu Phi thì vận động bà con không tái đàn heo mà phải cách ly trên 6 tháng mới nuôi heo trở lại. Trong thời gian này, ngành chăn nuôi sẽ khuyến cáo người dân tận dụng chuồng nuôi heo chuyển sang nuôi gà bằng đệm lót sinh học hay nuôi bò và dê để tạo nguồn kinh tế mới. Đối với diện tích đất không canh tác lại cây mía thì ngành nông nghiệp các địa phương đang khuyến cáo nông dân trồng cây bắp và rau màu ngắn ngày đang cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, đang xem xét chuyển đổi từ đất mía kém hiệu quả sang trồng cây bạc hà để lấy tinh dầu, vì hiện tại đã có doanh nghiệp ngỏ lời đứng ra bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Để những mô hình chuyển đổi trên thực hiện được thuận lợi nhằm góp phần đưa GRDP của khu vực I đạt chỉ tiêu vào cuối năm thì ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ nguồn vốn ban đầu cho nông dân mua cây, con giống để thực hiện mô hình được tốt.

Về kiến nghị của ngành nông nghiệp Hậu Giang, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng: UBND tỉnh hoàn toàn thống nhất việc hỗ trợ kinh phí ban đầu cho nông dân để tạo mô hình sinh kế mới, nhất là tại các chuồng heo có heo mắc bệnh dịch tả heo châu Phi, cũng như vùng không canh tác lúa vụ 3 và mía kém hiệu quả. Nhưng trước tiên, Sở NN&PTNT tỉnh tiến hành rà soát, lập danh sách hộ cần nhu cầu vốn, mô hình sản xuất là gì và kinh phí hỗ trợ ban đầu là bao nhiêu rồi gửi về UBND tỉnh xem xét giải quyết. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh cũng cần tính toán và xem xét vấn đề đầu ra của các mô hình khi triển khai, tránh tình trạng nông dân làm ra không có nơi tiêu thụ…

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

推荐内容