Chế biến gỗ XK. Ảnh: TRẦN VIỆT “Ngoại” áp đảo “nội” Ông Huỳnh Văn Hạnh,ệpgỗSợthuatrênchínhsânnhàcahn vs khánh hòa Tổng giám đốc Công ty CP Thủ công Mỹ nghệ Gỗ Liên Minh, kiêm Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) cho biết: Trong vài năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ đồ gỗ trong nước liên tục giảm sút. Năm 2009, sức tiêu thụ đạt 2,7 tỷ USD thì năm 2012 đã giảm mạnh, chỉ còn 1,7 tỷ USD và năm 2013 cũng chỉ đạt 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, với dân số 90 triệu dân, đây vẫn là thị trường giàu tiềm năng mà các DN cần hướng tới. Theo kết quả cuộc điều tra, khảo sát thị trường của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), năm 2013, chỉ khoảng 20% trong tổng doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về sản phẩm của DN Việt Nam, 80% còn lại thuộc về các sản phẩm của các DN Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… Một số chuyên gia ngành gỗ đánh giá, các DN gỗ trong nước đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt của các DN FDI đã có nhiều năm hoạt động tại Việt Nam cũng như các DN FDI khác đang tìm cách vào Việt Nam. Với số lượng chỉ chiếm 10% trong tổng số các DN ngành gỗ nhưng phần lớn thị trường đồ gỗ trong nước rơi vào tay các DN này. Không chỉ vậy, DN FDI còn tạo ra hơn 50% giá trị kim ngạch XK sản phẩm gỗ của cả nước. Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đánh giá: So với các DN “ngoại”, DN gỗ “nội” còn yếu và thiếu nhiều thứ nên khả năng cạnh tranh cả ở thị trường XK và nội địa đều kém hơn. Nhìn chung, các cơ sở chế biến gỗ nội đều có quy mô nhỏ. Trong tổng số 3.562 cơ cở chế biến gỗ, chế biến tre nứa, số cơ sở có quy mô vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng chỉ chiếm 0,03%. Tương tự, trong tổng số 3.930 cơ sở chế biến giường tủ, bàn ghế, số cơ sở có quy mô vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng là 0,59%. Hiện tại, 50% số cơ sở chế biến gỗ sử dụng trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng thấp. Trong khi đó, các DN FDI có công nghệ và thiết bị ở mức trung bình khá của thế giới. Tăng tính chủ động Ông Nguyễn Văn Mùi, Trưởng phòng Marketing Công ty CP Hà Nam cho biết: Trong một vài năm gần đây, DN XK gỗ đã dần nhận ra thách thức và chủ động quay lại đầu tư, khai thác thị trường trong nước thông qua những việc làm cụ thể như đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu trong nước, thành lập những xưởng sản xuất riêng để phục vụ trong nước…. Tuy nhiên, vấn đề khá nan giản mà DN vấp phải là việc mở rộng mạng lưới phân phối rất khó khăn. Trong điều kiện kinh tế không có gì làm dư dả, DN gỗ nguồn vốn hạn hẹp nên cân đối được mọi thứ không hề đơn giản. Đơn cử như việc để mở một siêu thị nội thất cũng cần mặt bằng khá lớn, chỉ gian trưng bày sản phẩm cũng tiêu tốn mấy chục tỷ đồng. Ngoài ra, còn hàng loạt thứ chi phí khác như mặt bằng, giá trị từng sản phẩm, nhân sự… Thực tế, đối với Công ty gỗ Hà Nam, sau hàng chục năm kinh doanh cũng mới mở được 7 siêu thị đồ gỗ tại TP.HCM và Hà Nội. DN rất mong mỗi tỉnh, thành phố hình thành được 1 siêu thị nhưng điều này quá khó. Theo ông Ngãi, một trong những nguyên do sức cạnh tranh của DN gỗ “nội” yếu thế hơn DN “ngoại” là bởi bản thân DN thiếu tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh. Thực tế, DN “nội” đã bỏ ngỏ thị trường trong nước suốt một thời gian dài nên việc xâm nhập, chiếm lĩnh trở lại đương nhiên gặp khó khăn. Thêm vào đó, DN “nội” chưa tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre, quế, hồi… Đồng thời, DN cũng chưa có chiến lược lâu dài nhằm triển khai xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm có hiệu quả đối với cả thị trường trong và ngoài nước. Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Vifores cho rằng: Những năm gần đây, các DN gỗ cũng đã tập trung đầu tư vào thị trường nội địa nhưng kết quả chưa khả quan. Nguyên do cơ bản còn là Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ DN phát triển kinh doanh bền vững tại thị trường nội địa, trong khi đó lại dành nhiều ưu ái nhằm thúc đẩy XK. Trong năm 2014, khi Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có khả năng ký kết và chính thức có hiệu lực, DN buộc phải cạnh tranh gay gắt với các DN nước ngoài ngay trên thị trường nội địa. Đó là bởi các mặt hàng đồ gỗ nội thất của các quốc gia thành viên tham gia ký kết TPP sẽ được nhập vào Việt Nam không giới hạn quota, giấy phép và được giảm thuế. Đặc biệt, nhiều sản phẩm sẽ có mức thuế NK bằng 0%. Để mở rộng thị trường nội địa, Viforest đề nghị Nhà nước sớm có chính sách phù hợp, giúp DN yên tâm đầu tư phục vụ nhu cầu của thị trường nội địa thay vì chỉ hướng tới XK như hiện nay. Cùng với đó, bản thân DN cũng phải chủ động hơn nữa trong nắm bắt thông tin cũng như tìm cách tăng sức cạnh tranh nhằm giảm nguy cơ đánh mất thị trường. Xung quanh vấn đề này, ông Hạnh cho rằng: Để không bị thua trên chính sân nhà, các DN cần tăng cường liên kết, có sự phân công rõ ràng để mỗi DN đảm nhận một công đoạn khác nhau, tránh đầu tư ôm đồm mà không tạo ra được sản phẩm đặc trưng. Uyển Như |