M&A bất động sản công nghiệp vẫn diễn ra sôi động Dự đoán M&A 2020: Tiếp tục “rực rỡ ” Nhiều rào cản hoạt động M&A Có nhiều thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp 10 tháng năm 2020. Ảnh: Internet. Theo ông Lê Trọng Minh, sau hơn một thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt gần 50 tỷ USD, thị trường M&A Việt Nam bước vào giai đoạn mới với nhiều cơ hội mới.
“Mặc dù vậy, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu khiến thị trường M&A cũng chững lại, thậm chí suy giảm sâu”, ông Minh nhận định.
Thông tin về hoạt động M&A toàn cầu dưới tác động của Covid-19, ông Minh cho biết, tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 901,7 tỷ USD, thấp hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số lượng công bố là 6.943 thương vụ, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng tại thị trường Việt Nam, tổng giá trị M&A năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Do sự tác động của Covid-19 cũng như một số yếu tố khác, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).
Mặc dù vậy, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn sau khi khống chế thành công đại dịch Covid-19 và nhiều cơ hội mở ra. Đó là sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các thị trường lớn nhưng kém an toàn; các Hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA.
Việc sửa đổi một loạt các luật quan trọng mới về đầu tư kinh doanh trong đó, có các quy định mới cởi mở hơn, minh bạch hơn cho hoạt động M&A; việc đẩy mạnh hoạt động M&A của nhiều tập đoàn lớn trong chiến lược tái cơ cấu, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị…
Theo Ban tổ chức Diễn đàn, thực tế cho thấy, hoạt động M&A trở nên sôi động trong các giai đoạn khủng hoảng, các giao dịch hứa hẹn bùng nổ khi bên bán có động lực giao dịch trước áp lực kinh tế. Với sự phát triển kinh tế, thị trường rộng lớn Việt Nam vẫn là tâm điểm của giới đầu tư khu vực và toàn cầu.
Bởi vậy, trong 6 tháng cuối 2019 và 2020, thị trường vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý, đặc biệt là những thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của các tập đoàn tư nhân. Khối ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam.
Làn sóng M&A sẽ có độ trễ vì đại dịch Covid-19 khiến bên mua và bên bán chưa gặp nhau khiến việc hình thành thương vụ lâu hơn dự kiến. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực tìm cách ứng biến linh hoạt, thay đổi chiến lược đầu tư, kinh doanh.
“Những dữ liệu nói trên là “điểm tựa” để thị trường kỳ vọng có sự trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới hậu Covid-19, với thương vụ M&A hiệu quả cao, quy mô lớn hơn”, ông Lê Trọng Minh cho biết.
Theo thông tin từ Diễn đàn M&A Việt Nam 2020, Diễn đàn năm nay sẽ diễn ra Hội thảo chuyên đề M&A với 3 phiên chính: “Sự trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới”; “Chiến lược tái cấu trúc các Tập đoàn thông qua M&A”; “Nhận diện các cơ hội M&A trong lĩnh vực bất động sản”,
顶: 1847踩: 17837
【ty sô trực tuyến】Giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm
人参与 | 时间:2025-01-10 00:40:59
相关文章
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Chung tay bảo tồn đa dạng sinh học
- Bộ Công Thương hướng tới đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng từ 8
- Bế mạc Olympic Sochi: Cái kết sinh động và cống hiến
- Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- Ryan Giggs nhận 4 kỷ lục thế giới
- Điền kinh VN giành Huy chương Bạc châu Á
- Quên 20/10, đội tuyển nữ Việt Nam rèn quân vì SEA Games
- Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- Trận bán kết đơn nam Giải quần vợt Quốc tế Men’s Futures
评论专区