Ảo tưởng về công dụng của nước ép Nghe nhiều người rỉ tai về việc uống nước ép trái cây có lợi cho sức khỏe,áchdùngnướcéptráicâytốtchosứckhỏevàomùahèkết quả giải vô địch quốc gia bolivia lại giảm cân nhanh chóng nên Phạm Thị Huệ, sinh viên Trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội không ngại ngần thực hiện chiến dịch “Vì một mùa hè xinh đẹp với thân hình lý tưởng”. Liên tục trong hai tuần, Huệ không ăn cơm, không dùng tinh bột, chỉ uống nước và nước trái cây ép, ăn thêm rau. Sau đó, cô thường xuyên bị tụt huyết áp và xuất hiện nhiều cơn đau bụng âm ỷ kéo dài. Đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ cho biết cô bị viêm loét dạ dày, cơ thể suy nhược trầm trọng. Nhiều người lý tưởng hóa công dụng của nước ép mà rước bệnh vào thân. Ảnh minh họaKhông chỉ Huệ, nhiều người đang đặt quá nhiều kỳ vọng vào nước ép trái cây với mục tiêu giảm cân, đẹp da, luôn nghĩ rằng nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng cho cơ thể. Tuy nhiên, sự thật về nước ép trái cây không hề “lung linh” như vậy. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, nước ép trái cây thực chất chỉ chứa một số chất tan trong nước như đường đơn, vitamin C. Các chất dinh dưỡng quý như vitamin A, carotene, chất xơ… vốn không tan trong nước nên không tồn tại trong nước ép. Do đó, uống nước ép trái cây không có tác dụng làm đẹp da như nhiều người vẫn tưởng. Nhiều người còn lạm dụng nước ép trái cây để thay thế cho bữa tối. Song, hàm lượng protein, chất béo, sắt, canxi… trong trái cây ít hơn nhiều lần so với các thực phẩm khác và hầu như không có trong nước trái cây. Đó là chưa kể đến việc lạm dụng nước ép trái cây nhiều ngày dẫn đến thiếu hụt các chất cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, hao hụt dự trữ vitamin, thiếu đường. Nguyên tắc “5 không” Nước ép trái cây được coi là thức uống bổ dưỡng số 1 cho mùa hè nhiều nắng nóng, mệt mỏi. Theo nhiều người, nước ép trái cây giúp cơ thể hấp thụ nhanh và nhiều vitamin, bổ sung dinh dưỡng, giúp làm đẹp da. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bằng 1 – 2 ly nước ép trái cây nguyên chất mỗi ngày là lưạ chọn của nhiều chị em phụ nữ. Khi uống nước ép cần tuân thủ một vài nguyên tắc được cho là an toàn đối với sức khỏe. Ảnh minh họaTuy nhiên, việc sử dụng nước ép trái cây khi nào, như thế nào lại là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Nguyên tắc “5 không” sau đây là những kiến thức cần thiết đối với tín đồ nước ép trái cây: Không uống vào sáng sớm, lúc đói hoặc trước khi ăn: Theo các nhà khoa học, việc uống nước ép trái cây vào sáng sớm, khi đói hoặc trước lúc ăn rất có hại cho cơ thể, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa. Bởi, trong khoảng thời gian đó, dạ dày chỉ mới bắt đầu hoạt động, nước ép trái cây nhiều axit sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày, cản trở tiêu hóa và phá hủy các loại vitamin. Do đó, người tiêu dùng nên uống nước ép trái cây sau bữa ăn hoặc sau khi làm việc mệt mỏi. Không cho đường vào nước ép trái cây: Sở dĩ, các loại nước ép trái cây đã chứa một lượng đường nhất định tốt cho cơ thể. Việc chúng ta pha chế thêm đường vào nước ép sẽ khiến cơ thể bị dư thừa đường, lâu dài sinh ra các bệnh béo phì, tiểu đường… Không hâm nóng nước trái cây: Việc hâm nóng nước trái cây sẽ làm các loại vitamin và khoáng chất dễ bốc hơi, nước ép sẽ dễ dàng mất đi một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin C. Không sử dụng thìa kim loại để khuấy: Khuấy nước trái cây bằng thìa kim loại sẽ dẫn đến phản ứng hóa học giữa kim loại và các vitamin, khoáng chất, đặc biệt sẽ làm phân hủy nhiều loại vitamin mà chủ yếu là vitamin C. Không pha nước ép trái cây với sữa: Hàm lượng axit tartaric trong trái cây với protein trong sữa khi pha trộn với nhau dẫn đến gây trở ngại cho quá trình hấp thụ. Có thể sự kết hợp này còn gây ra đau bụng, đi ngoài đối với những người có dạ dày yếu. Do đó, việc uống sữa và nước ép trái cây cần có sự tách biệt với nhau, ít nhất là 30 phút. Khổng Chiêm |