游客发表

【keo bóng da hôm nay】Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Chậm do đâu?

发帖时间:2025-01-12 08:47:09

co phan hoa doanh nghiep nha nuoc cham do dau

Tổng Công ty May 10 là một trong các DN hoạt động hiệu quả sau khi CP. Ảnh: Thái Bình

Nhà nước đã thu về hàng chục nghìn tỷ đồng nhờ vào việc bán bớt phần vốn của mình tại các DNNN nên có điều kiện tập trung cho các dự án quan trọng và hỗ trợ giải quyết an sinh xã hội thông qua việc hỗ trợ cho người lao động dôi dư do CPH. CPH đã góp phần quan trọng trong việc hình thành nên các DN có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế, tổ hợp công ty hoạt động theo các quy luật của kinh tế thị trường.

"Nhóm Tư vấn chính sách (Bộ Tài chính) đề nghị: Nhiệm vụ lớn nhất của việc CPH các DNNN quy mô lớn là phải sao cho không gây ra xáo trộn lớn và tiêu cực đối với nền kinh tế. Tác động của việc CPH các DN này là rất lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội bởi đó là những DN có vai trò chủ đạo, định hướng đối với nền kinh tế. Việc thay đổi mô hình hoạt động của các DNNN quy mô lớn sẽ tác động đến hoạt động của rất nhiều DN loại hình khác tồn tại trong nền kinh tế”.

Có hay không lợi ích nhóm?

Giai đoạn CPH trên diện rộng (từ 2001-2006) là thời gian thực hiện CPH hiệu quả nhất. Số DNNN được CPH lên tới 2.659 DN, tăng hơn 5 lần so với các giai đoạn trước đó. Nếu như các giai đoạn trước CPH chỉ tiến hành với các DNNN quy mô vừa và nhỏ, thì kể từ năm 2006, chính sách CPH đã mở đường cho các DNNN có quy mô lớn. Với chủ trương này, quá trình CPH của Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới, CPH một cách cơ bản khu vực DNNN.

Tuy nhiên, thống kê một cách cụ thể cho thấy, số lượng CPH các DNNN lớn, có số vốn từ 100 tỷ đồng trở lên không nhiều (kể cả trong các giai đoạn được coi là CPH thành công). Năm 2003 là 4/621, năm 2004 là 11/856, năm 2005 là 14/813, năm 2007 là 18/150, năm 2008 là 10/349. Như vậy, tổng số DN loại này được CPH từ trước đến nay là 77 DN, trong đó DN có số vốn từ 500 tỷ đồng trở lên là 17. Như vậy không chỉ tới khi CPH, “động chạm” đến lợi ích của các “ông lớn” mới chậm trễ, gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện mà thực chất ngay trong bản thân nội tại quá trình CPH tự thân nó đã chứa đựng nhiều khó khăn, vướng mắc.

Phân tích nguyên nhân tác động tới chính sách CPH DNNN, Nhóm tư vấn chính sách (Bộ Tài chính) cho rằng, nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ lạm phát, nguy cơ khó khăn về thanh khoản thường trực, trong khi các DN trong nước cũng đang phải chịu áp lực cạnh tranh nhiều hơn khi mở cửa hội nhập là những nguyên nhân khách quan gây cản trở tiến độ thực hiện CPH hiện nay.

PGS.TS Hoàng Trần Hậu, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng, CPH gắn với việc bán vốn của Nhà nước ra thị trường. Câu chuyện định giá là cả một vấn đề lớn. Trong khi đó, bán phải có người mua, bán phải được giá để đảm bảo bảo toàn vốn Nhà nước. Nếu định giá cao thì khó bán mà định giá thấp thì mất vốn Nhà nước.

Trong bối cảnh khó khăn, không bán được đương nhiên ảnh hưởng tới quá trình CPH, TS. Hậu khẳng định. Trong khi đó, bản thân quá trình CPH vẫn còn nhiều tồn tại như việc tính giá thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất, vị trí địa lý cũng như phương pháp chung trong xác định giá trị DN... Quá trình CPH một số DNNN lớn thời gian qua cũng bộc lộ sự bất cập cho DN trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, lựa chọn nhà tư vấn, xác định giá khởi điểm, tái cấu trúc DN...

Về việc có hay không vấn đề lợi ích nhóm cản trở quá trình CPH, TS. Hoàng Trần Hậu cho rằng, không loại trừ khả năng này, nhưng thực chất cũng có nhiều DN muốn đẩy nhanh quá trình này bởi những thuận lợi sau CPH đem lại. Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, trong hơn 20 năm cải cách DNNN, thời điểm này việc tái cấu trúc DNNN khó khăn hơn rất nhiều, vì nó liên quan đến các tập đoàn, tổng công ty lớn và một số nhóm lợi ích rất hùng mạnh của nền kinh tế. Ông đề nghị, nhân quá trình tái cơ cấu nên xác định rõ vai trò của DNNN bởi liệu DNNN có thể làm tròn cả hai vai khi vừa là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô vừa phải định hướng lợi nhuận.

DN nào có thể CPH thì tiến hành ngay!

Tuy nhiên, không phải khó là không thể thực hiện được hoặc là trì hoãn quá lâu. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, định hướng chính sách cho giai đoạn này cần phải rõ và mạnh ngay từ đầu. Ths. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đề nghị cần lên danh sách các DN phải CPH và xếp theo mức độ “thất bại thị trường”, DN nào có thể CPH được thì tiến hành ngay; xây dựng các chính sách hỗ trợ sau CPH như miễn giảm thuế, trợ cấp thất nghiệp… để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình CPH. TS.

Hoàng Trần Hậu cũng cho rằng, nên bắt đầu bằng việc CPH ngay các “siêu” DN đang nắm giữ những nguồn lực, lợi thế lớn nhất của toàn bộ khu vực DNNN như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam... Giải pháp hàng đầu là quyết liệt CPH, chứ không dừng ở mức độ nhẹ như bây giờ, bởi có nguyên nhân kéo dài thời gian CPH là do ý chí của người đứng đầu DN.

Vừa qua, cử tri thành phố Cần Thơ đã kiến nghị Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh việc sắp xếp, CPH các DNNN, bảo đảm cho các DN này hoạt động hiệu quả hơn, tránh tình trạng thua lỗ, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Bộ Tài chính cho rằng, đối với các DNNN (trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước), ngoài việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực quản trị, sẽ thực hiện các hình thức sắp xếp lại (chủ yếu là CPH) theo hướng tập trung phát triển DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý.

Thực hiện các biện pháp để cơ cấu lại tài chính, củng cố bộ máy tổ chức, đổi mới quản trị DN và chiến lược kinh doanh… để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư, sản xuất, kể cả những người lao động giỏi, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng với các DN thuộc thành phần kinh tế khác.

Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Đề án tái cấu trúc DNNN giai đoạn 2011 - 2015 (trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước), các tập đoàn, tổng công ty cũng đã có phương án tái cơ cấu trình Chính phủ và sẽ bắt tay vào thực hiện từ quý II-2012. Việc tái cơ cấu DNNN nhằm thực hiện những mục tiêu cơ bản như: Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của khu vực DNNN và từng DNNN tương xứng với nguồn lực được giao; lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cơ cấu tài chính hợp lý cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của DNNN; Đảm bảo cho tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước làm tốt vai trò công cụ điều tiết vĩ mô, là đầu tàu định hướng sự phát triển, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy các DN thuộc thành phần khác cùng phát triển...

Trong năm 2012, bên cạnh việc rà soát, phân loại, đẩy nhanh CPH, Bộ Tài chính sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhất là đối với các DN hoạt động sản xuất - kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý giá của Nhà nước (như xăng dầu, điện, than,...) để xác định đúng lãi, lỗ, thúc đẩy công khai, minh bạch, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung, góp phần kiềm chế lạm phát, yêu cầu các DNNN thực hiện tiết giảm 5-10% chi phí quản lý, từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Ông Hoàng Trần Hậu, Phó Giám đốc Học viện Tài chính: Phải là “tư nhân hóa”

CPH phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường. Việc định giá, xác định giá trị thương hiệu, chính sách với người lao động và lựa chọn cổ đông… cũng là một trong những vấn đề lớn nhưng chưa phải là quan trọng nhất mà hàng đầu vẫn là yếu tố thị trường. Phải quyết tâm lắm mới làm được. Mà quyết tâm lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bản thân cơ quan xét duyệt và quản lý, thẩm định phê duyệt các phương án trong đó có phương án về giá cần phải thay đổi quan điểm. Mục tiêu chúng ta CPH là giúp DN thay đổi cơ chế hoạt động, từ DN TNHH thành công ty cổ phần sẽ hoàn hảo hơn về mô hình quản trị, thông thoáng hơn về mặt cơ chế. Có thể CPH chưa sâu nhưng nên thực hiện.

Bên cạnh đó, CPH phải thực hiện triệt để việc bán vốn Nhà nước nhằm đến các nhà đầu tư tư nhân, giảm thiểu các nhà đầu tư chiến lược là chính các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tạo ra sự “lòng vòng”, DN sau khi CPH cổ đông vẫn chỉ là các cổ đông Nhà nước. Nói cách khác, “cổ phần hóa” phải thừa nhận là “tư nhân hóa”.

Ông Lê Minh Chuẩn, TGĐ TĐ Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Các đơn vị sau CPH đều hoạt động hiệu quả

Các công ty sau khi sắp xếp lại đều hoạt động có hiệu quả hơn. Lợi nhuận toàn Tập đoàn tăng từ 177 tỷ đồng vào năm 2001 lên 8.600 tỷ đồng vào năm 2010 và 8.000 tỷ đồng năm 2011; nộp ngân sách tăng từ 266 tỷ đồng vào năm 2001 lên 13.700 tỷ đồng vào năm 2011. Vốn chủ sở hữu tăng cao.

Hầu hết các đơn vị sau CPH đều hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng ổn định về doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường, thu hút thêm lao động, bảo toàn và phát triển vốn, cổ tức đạt từ 12 đến 15%/năm (có một số đơn vị nhiều năm liền duy trì được mức cổ tức cao trên 20%), tăng được quỹ đầu tư phát triển và thu nhập của người lao động được đảm bảo. Ngoài ra, việc CPH các DN 100% vốn Nhà nước đã giúp Tập đoàn thu hồi được nguồn vốn đã đầu tư ở các công ty con để đầu tư vào các công ty con khác thuộc những lĩnh vực kinh doanh chính, phục vụ cho chiến lược phát triển.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển DN (VCCI): Không đủ điều kiện CPH thì cho phá sản

Để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN, cần tiếp tục thực hiện cơ chế CPH, đặc biệt trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thương hiệu. Ngoài ra, sử dụng các biện pháp thị trường để xử lý tài chính đối với DN CPH như cơ cấu lại nợ, mua lại nợ. Trường hợp DN không đủ điều kiện CPH thì cương quyết cho phá sản hoặc thực hiện các biện pháp sắp xếp khác.

Nguồn thu về CPH phải được tập trung về các tập đoàn và tổng công ty (đối với những công ty thành viên) và tập trung về Quỹ CPH trung ương (đối với việc CPH các tổng công ty) để đầu tư các dự án quan trọng có sinh lời của nền kinh tế.

T.Th (ghi)

Minh Anh

    热门排行

    友情链接