【cách đánh baccarat không bao giờ thua】Một bài viết tâm huyết, mang tầm cao trí tuệ
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người. |
Trong khuôn khổ một bài báo, bốn nội dung được Tổng Bí thư phân tích đã làm rõ thêm về chủ nghĩa xã hội (CNXH); vì sao Việt Nam lựa chọn con đường đi lên CNXH; làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng CNXH ở Việt Nam; thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên CNXH ở nước ta thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?
Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã được Ðảng ta lựa chọn ngay từ khi thành lập và luôn khẳng định đó là mục tiêu, lý tưởng cao cả của mình. Do những thăng trầm của cách mạng thế giới, sự công kích, chống phá thâm độc của các thế lực thù địch, đã có lúc không ít cán bộ, đảng viên dao động tư tưởng, hoài nghi về con đường này. Từ năm 1994, tức là sau 8 năm đổi mới, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Ðảng đã nhận định rõ bốn nguy cơ, trong đó có nguy cơ chệch hướng CNXH. Sau 35 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Song, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, như phai nhạt lý tưởng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xa rời tôn chỉ, mục đích của Ðảng; không kiên định con đường đi lên CNXH,... Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII nhận định: "sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc". Quả là vấn đề lớn trong công tác tư tưởng, nếu không giải quyết sớm để thống nhất nhận thức, ý chí và hành động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đổi mới đất nước.
Từ thực tiễn đó, càng thấy rõ bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết, nhất là khi chúng ta đang ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng. Qua đó, cảnh tỉnh những ai suy thoái về tư tưởng chính trị, nhận thức mơ hồ, sai lệch về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; đồng thời đó cũng là lời tuyên bố, phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Với tư duy khoa học và tầm nhìn khách quan, lịch sử, Tổng Bí thư cho rằng chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đồng thời cũng phân tích một cách sâu sắc từ những bằng chứng thực tiễn để chỉ ra các khuyết tật, mâu thuẫn cơ bản vốn có mà họ không thể khắc phục được cả về khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.
Tác giả bài viết khẳng định: Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người,... Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm... Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;...
Suốt hơn 90 năm qua kể từ khi có Ðảng, nhất là 35 năm đổi mới, Ðảng ta luôn trăn trở, tìm tòi để làm sáng rõ hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Quá trình tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Ðảng đã có nhận thức ngày càng đúng đắn hơn về vấn đề cơ bản này của cách mạng, nhưng vẫn còn đó những câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu. Những câu hỏi lớn ấy đã được Tổng Bí thư lý giải sâu sắc hơn, bổ sung, phát triển và hoàn thiện thêm một bước trong bài viết, góp phần củng cố vững chắc thêm niềm tin trong nhân dân ở giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Bài viết thuyết phục người đọc từ cách nêu vấn đề đến quá trình phân tích, làm rõ từng nội dung bằng cái tâm, cái tầm trí tuệ của một nhà nghiên cứu lý luận chính trị chân chính, đắm mình trong thực tiễn với cách lập luận khoa học, chắc chắn và bằng chính tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm cao với Ðảng, với dân tộc và nhân dân ta của một đảng viên, người lãnh đạo cao nhất của Ðảng ta hiện nay. Ðó cũng là tư tưởng, quan điểm lớn của Ðảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Lý giải sâu sắc vì sao Việt Nam chọn con đường đi lên CNXH, tác giả bài viết dành nhiều tâm huyết vào việc phân tích, nêu giải pháp để tiến tới mục tiêu đó và những tư tưởng, quan điểm cần nắm chắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Những nội dung cốt lõi này đã được Tổng Bí thư đề cập nhiều lần, gần đây là trong các bài viết chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp và Ðại hội XIII của Ðảng.
Theo Tổng Bí thư, quá độ đi lên CNXH là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen với sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Có thể nói, đây là cuộc đấu tranh rất cam go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Kiên định mục tiêu, lý tưởng của Ðảng, nhưng không giáo điều, máy móc; không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, nhưng không được đổi mới một cách vô nguyên tắc dẫn đến chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Không chấp nhận thể chế chính trị, những khuyết tật, bất công của chủ nghĩa tư bản, nhưng kế thừa có chọn lọc những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Chúng ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường, nhưng đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với đặc trưng và thuộc tính rất quan trọng là gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, lấy con người làm vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển,...
Mục tiêu mà chúng ta hướng tới và những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới đã chứng minh, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. Khẳng định rõ những thành tựu, ưu việt đó, tác giả bài viết cũng chỉ ra nhiều khuyết điểm, hạn chế, thách thức mà chúng ta đang đối mặt.
Vì thế, trên hành trình đổi mới, để xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn, điều hết sức quan trọng là phải sáng tạo, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế phù hợp với xu thế của thời đại trên cơ sở kiên định nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa mang tính lý luận sâu sắc vừa như lời nhắn nhủ tự đáy lòng của mình, mong toàn Ðảng, toàn dân ta đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động trên con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
相关文章
Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
XEM CLIP:Chiều 24/8, Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã vào cuộc điều tra v&2025-01-26Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID
Hơn 200 tiểu thương chợ Hôm - Đức Viên (Hà Nội) được lấy mẫu xét nghiệm trong sáng 25/9. Ảnh: Hoàng2025-01-26Kinh tế Việt Nam năm 2022: Vượt dông bão, vững tay buồm tăng trưởng
Hành trang và động lực kinh tế năm 2023Tại một diễn đàn bàn về những động lực mới của kinh tế Việt N2025-01-26Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Xây dựng Cần Thơ hiện đại, đậm bản sắc ĐBSCL
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Q2025-01-2637 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
Đa số các trang web hiện được mã hoá để giúp người dùng truy cập an toàn.Đó là những người đang sử d2025-01-26Hà Nội: Cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện thông qua QR code
Hà Nội: Người dân chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân kèm theo Giấy đi đườngHà Nội yêu cầu siết chặt2025-01-26
最新评论