您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【ket qua kobe】Nhân viên ngân hàng tham ô 246 lượng vàng SJC

Cúp C198人已围观

简介CQĐT đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Linh (SN 1986, cán bộ kho quỹ ngân hàng) về tội Tham ô tài sả ...

CQĐT đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Linh (SN 1986,ânviênngânhàngthamôlượngvàket qua kobe cán bộ kho quỹ ngân hàng) về tội Tham ô tài sản. Theo kết kuận điều tra, kho quỹ tập trung Hội sở (HUB HO) TPBank lưu giữ các tài sản gồm vàng, tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng tài sản đảm bảo… Đối với vàng, trong kho được chia thành 3 trạng thái để quản lý.

Theo đó, TPBank nhận giữ hộ vàng SJC, DOJI có thu phí, bao gồm giữ nguyên series (khi hoàn trả sẽ nhận nguyên trạng số vàng đã gửi) và không series (khi hoàn trả sẽ nhận lại đủ số lượng đã giữ).

Về vàng giao dịch, vàng SJC được TPBank lưu trữ, sử dụng để giao dịch mua bán với khách hàng. Vàng cầm cố (là tài sản đảm bảo): TPBank cho khách hàng vay tiền và sử dụng tài sản đảm bảo là vàng miếng SJC. Sau khi nhận cầm cố, vàng được niêm phong theo quy định của TPBank và bảo quản trong kho tiền.

Riêng vàng giao dịch và vàng giữ hộ được Ban quản lý kho kiểm kê hàng ngày và định kỳ vào ngày 30/6 và 31/12 hàng năm.

vang mieng 1 1155.jpg
Ảnh minh họa: Chí Hùng

Khoảng năm 2017, Nguyễn Văn Linh là thủ quỹ, thành viên Ban quản lý kho quỹ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TPBank. Linh nhận thấy vàng cầm cố trong kho tiền ít biến động, khách hàng thế chấp vàng có lịch tất toán, đáo hạn ghi trên sổ quản lý rõ ràng, việc kiểm tra đếm loại tài sản này chỉ diễn ra 2 lần/năm và được thông báo trước.

Do vậy, Linh nảy sinh ý định chiếm đoạt vàng ở trong kho tiền (cất giữ trong két vàng mua bán, giữ hộ) rồi lấy vàng ở két vàng cầm cố thay thế vào phần thiếu hụt để qua mặt việc kiểm kê hàng ngày.

Tinh vi chiếm đoạt vàng

Từ thông tin sổ sách, Linh xác định có khách hàng tên C. thế chấp 246 lượng vàng SJC nhưng chỉ tất toán trên giấy tờ và gửi lưu vàng cố định trong kho. Linh đã lên kế hoạch chiếm đoạt số vàng trên trong két vàng mua bán và thay thế bằng lượng vàng ông C. đang thế chấp.

Ngày 5/7/2017, sau khi hoàn tất việc kiểm kê vàng cuối ngày, lợi dụng sơ hở của các thành viên khác của Ban quản lý kho, Linh đã lấy 246 lượng vàng SJC trong két chứa “vàng mua bán, giữ hộ” cho vào túi nilon, để vào thùng tôn.

Sáng ngày 6/7/2017, quá trình mở kho tiếp quỹ đầu ngày cho các chi nhánh, Linh mang thùng tôn chứa 246 lượng vàng SJC ra để ở kho đệm (là không gian phía ngoài kho tiền, việc ra vào kho đệm không được quản lý và giám sát).

Vào thời gian cuối giờ sáng, lợi dụng thời điểm các nhân viên kho quỹ đi tiếp quỹ ở cây ATM, Linh vào kho đệm lấy 246 lượng vàng SJC, đem 246 lượng vàng đi bán được hơn 8,8 tỷ đồng. Số tiền trên, bị can nộp hết vào tài khoản chứng khoán.

Đến cuối ngày làm việc 6/7/2017, quán trình kiểm kê cùng Ban quản lý kho, quỹ, Linh đặt túi vàng chứa 246 lượng của ông C. vào két vàng “mua bán, giữ hộ” để thay thế vào sổ vàng mà Linh đã lấy. Vì vậy, trong quãng thời gian dài, các thành viên khác trong Ban quản lý kho không phát hiện tài sản bị thiếu hụt. 

Đến ngày 22/3/2019, ông C. đã tất toán khoản vay và nhận đủ 246 lượng vàng từ TPBank. Để tiếp tục tránh sự phát hiện việc thiếu hụt số vàng đã chiếm đoạt, Linh cắt niêm phong bao đựng vàng của Công ty DOJI để trong kho tiền, lấy ra 246 lượng vàng SJC, sau đó để vào két sắt chứa vàng mua bán của ngân hàng.

Đến 15/1/2021, tại kho tiền do Linh có trách nhiệm quản lý phát sinh thêm 561 lượng vàng SJC, là tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng của bà H.

Nhận thấy việc dùng vàng cầm cố của bà H. bù vào 246 lượng vàng SJC đã chiếm đoạt an toàn hơn, Linh mang hòm tôn chứa vàng thế chấp của bà H. ra khỏi kho tiền để phá khóa, rút 246 lượng vàng SJC, đóng gói, niêm phong và để vào két vàng “mua bán, giữ hộ”. Số vàng còn lại Linh cất vào hòm tôn để trong “kho giữ hộ”.

Đến 9/8/2023, Linh hoàn trả 561 lượng vàng cầm cố cho bà H. vào kho tiền. Sau khi bà H. tất toán, trong kho không có số lượng vàng khác phù hợp để bù vào 246 lượng vàng đã chiếm đoạt, Linh không có khả năng trả lại nên đã ra đầu thú.

Tags:

相关文章