【kqbd braga】Đà Nẵng có chỉ dẫn địa lý đầu tiên cho sản phẩm nước mắm Nam Ô

Nhận Định Bóng Đá 2025-01-10 10:34:43 7152

VHO - Tối 27.6,ĐàNẵngcóchỉdẫnđịalýđầutiênchosảnphẩmnướcmắmNamÔkqbd braga Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Đà Nẵng phối hợp với UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) tổ chức lễ công bố quyết định, đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Nam Ô" cho sản phẩm nước mắm của thành phố Đà Nẵng.

Đồng thời kỷ niệm 5 năm nghề làm nước mắm Nam Ô được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sau gần 2 năm thực hiện, chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm của thành phố Đà Nẵng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ theo Quyết định số 437/QĐ-SHTT ngày 3.6.2024 của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là chỉ dẫn địa lý đầu tiên cho sản phẩm của thành phố Đà Nẵng.

Đà Nẵng có chỉ dẫn địa lý đầu tiên cho sản phẩm nước mắm Nam Ô - ảnh 1
Sản phẩm nước mắm Nam Ô đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm là 1 trong 3 chỉ dẫn địa lý về sản phẩm nước mắm trên cả nước, gồm: Nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết và nước mắm Nam Ô.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm truyền thống Nam Ô nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường, bảo vệ giá trị về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho sản phẩm nước mắm truyền thống được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi đề nghị UBND quận Liên Chiểu triển khai vận hành, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” một cách hiệu quả.

Tổ chức trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho các hội viên hội làng nghề để phát triển sản phẩm.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá giới thiệu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm bằng nhiều hình thức trên các kênh truyền thông.

Phát triển mạng lưới phân phối gắn với kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc; nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát triển sản phẩm nước mắm Nam Ô tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

UBND TP Đà Nẵng Giao Sở KH&CN phối hợp, hướng dẫn UBND quận Liên Chiểu ban hành các văn bản quản lý chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm.

Hỗ trợ xác định các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng và trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các hội viên hội làng nghề.

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể về chỉ dẫn địa lý, quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hội viên hội làng nghề cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện cam kết bảo đảm chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn.

Đà Nẵng có chỉ dẫn địa lý đầu tiên cho sản phẩm nước mắm Nam Ô - ảnh 2
Nước mắm Nam Ô được người dân làng Nam Ô làm từng công đoạn công phu, tỉ mỉ

Duy trì danh tiếng, chất lượng đặc thù của sản phẩm, cùng nhau xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu nước mắm Nam Ô.

Theo Sở KH&CN, đơn vị sẽ tiếp tục hỗ trợ UBND quận Liên Chiểu triển khai một số nội dung phát triển chỉ dẫn địa lý "Nam Ô" như:

Thiết lập mô hình quản lý, sử dụng và phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm được vận hành trên thực tế.

Đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Nam Ô" cho các tổ chức, cá nhân sản xuất; hướng dẫn vận hành mô hình quản lý, sử dụng và phát triển chỉ dẫn địa lý sản phẩm nước mắm theo chuỗi giá trị; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm.

Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” được thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2025, với tổng kinh phí gần 4,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố là 4 tỷ đồng và ngân sách quận là 665 triệu đồng.

Đà Nẵng có chỉ dẫn địa lý đầu tiên cho sản phẩm nước mắm Nam Ô - ảnh 3
Nước mắm Nam Ô là sản phẩm được người dân và du khách tin dùng, ưa chuộng

Đề án nêu rõ mục tiêu: Xây dựng nước mắm Nam Ô trở thành sản phẩm du lịch, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, khai thác tiềm năng của các di tích, phong cảnh cũng như phong trào văn nghệ của địa phương.

Thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động địa phương.

Để đạt được mục tiêu này, UBND quận Liên Chiểu đề xuất đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như hình thành khu trưng bày làng nghề với diện tích khoảng 5.000m2 cuối đường Nguyễn Tất Thành.

Trùng tu, cải tạo các di tích trên địa bàn quận nói chung và ưu tiên cho các di tích tại làng Nam Ô nói riêng, như dinh Âm Hồn, miếu Bà Liễu Hạnh.

Vận động các cơ sở sản xuất và hộ dân sản xuất nước mắm tu bổ nhà ở, nhà xưởng/nơi sản xuất nước mắm phù hợp để có thể làm nơi trình diễn, tham quan phục vụ du khách.

Cải tạo đường giao thông trong làng nghề và hệ thống giao thông đến các di tích, điểm du lịch trên địa bàn; tăng cường quảng bá du lịch làng nghề nước mắm Nam Ô.

Đặc biệt, dự án bổ sung làng nghề nước mắm Nam Ô vào các tour du lịch hiện có như tour Đà Nẵng - Bà Nà Hills; Đà Nẵng - Vịnh Lăng Cô - Huế, Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình; xây dựng tour du lịch bằng đường sông từ làng nghề nước mắm Nam Ô - dọc sông Cu Đê lên Trường Định - Khu du lịch sinh thái cộng đồng tại thôn Tà Lang - Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang).

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/149b299005.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Ngập cao tốc Phan Thiết

Dù mối quan hệ với con cái có tốt đẹp đến đâu cũng cần nhớ 'định luật con quạ'

Hướng dẫn trợ cấp cho thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ

Yêu người đàn ông có vợ, cô gái bẽ bàng trước câu nói của trẻ 3 tuổi

Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?

Đại lý thuế: Cần sự hỗ trợ về chính sách

Bảo dưỡng đường bộ: Trám vết nứt

Đề xuất làm thêm 400 giờ/năm: Cần cân nhắc kỹ

友情链接