Dân số thế giới được dự báo sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2037. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
"Vào ngày 15/11,ânsốthếgiớichínhthứcchạmmốctỷngườlich giao huu clb dân số thế giới ước tính đạt 8 tỷ người, một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của loài người", LHQ cho biết trên trang web "Ngày của 8 tỷ người".
Theo tuyên bố của LHQ, mức tăng trưởng chưa từng có này là do tuổi thọ của con người tăng dần, nhờ vào những cải thiện về sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và thuốc men. Đây cũng là kết quả của mức sinh cao và liên tục được ghi nhận tại một số quốc gia.
LHQ ước tính, trong khi dân số toàn cầu mất 12 năm để tăng từ 7 tỷ người lên 8 tỷ người, sẽ mất khoảng 15 năm cho đến năm 2037 để dân số thế giới đạt 9 tỷ người, một dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng chung của dân số toàn cầu đang chậm lại.
Được biết, dân số toàn cầu đã tăng mạnh trong vài thập kỷ qua. Con số này đã đạt 1 tỷ người vào đầu những năm 1800, và phải đến năm 1928 mới đạt 2 tỷ người. Kể từ đó, dân số đã trải qua 2 lần ghi nhận mức tăng gấp đôi, khi đạt 4 tỷ người vào năm 1975 và hiện nay đạt 8 tỷ người vào năm 2022.
“Cột mốc quan trọng này là dịp để tôn vinh sự đa dạng và tiến bộ, đồng thời xem xét trách nhiệm chung của nhân loại đối với hành tinh”, Tổng Thư ký LHQ António Guterres khẳng định trong một tuyên bố.
Cũng theo LHQ, các quốc gia có mức sinh cao nhất có xu hướng là những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Do đó, theo thời gian, sự gia tăng dân số toàn cầu ngày càng tập trung ở các quốc gia nghèo nhất thế giới, hầu hết trong số đó nằm ở vùng cận Saharan châu Phi.
Ở những quốc gia này, tốc độ tăng dân số nhanh kéo dài có thể cản trở việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, con đường tốt nhất của thế giới để hướng tới một tương lai hạnh phúc và khỏe mạnh.
Tuy sự gia tăng dân số sẽ làm tăng tác động môi trường từ việc phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tăng là động lực chính của các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững. Các quốc gia có mức tiêu thụ tài nguyên vật chất và phát thải khí nhà kính bình quân đầu người cao nhất có xu hướng là những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao hơn, chứ không phải là những quốc gia có dân số tăng nhanh.
Việc đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhằm hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu, đồng thời đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc hạn chế những mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững.
Mặc dù vậy, tốc độ tăng dân số chậm hơn trong nhiều thập kỷ có thể giúp giảm thiểu sự tích tụ thêm của các thiệt hại về môi trường trong nửa sau của thế kỷ này, LHQ nói thêm.
Theo ước tính từ LHQ, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Ngoài ra, 8 quốc gia bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania sẽ chiếm hơn một nửa mức tăng dân số thế giới được dự báo vào năm 2050.
Trong năm 2019, tuổi thọ trung bình khi sinh trên thế giới được ghi nhận ở mức 72,8 tuổi, tăng khoảng 9 năm tuổi kể từ năm 1990; trong khi đó, tỷ lệ tử vong được dự báo tiếp tục giảm sẽ dẫn đến tuổi thọ trung bình toàn cầu ở mức khoảng 77,2 tuổi vào năm 2050.
Theo Tờ Manila Bulletin, một bé gái được sinh ra ở khu vực Tondo, thủ đô Manila (Philippines) vừa trở thành công dân thứ 8 tỷ của thế giới. Em bé được đặt tên là Venice Mabansag, và đã được sinh thường tại Bệnh viện Dr. Jose Fabella Memorial ở Manila vào sáng sớm nay (15/11).
Lê Thảo (Lược dịch từ UN.org, The Daily Star, Philippine News Agency & Bernama)