Bộ Tài chính vừa có văn bản xin ý kiến các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Kế hoạch và Đầu tư; UBND các địa phương; VCCI và Hiệp hội Thủy sản Việt Nam về đề xuất điều chỉnh thuế nhập khẩu trứng Artemia.
TheảmthuếnhậpkhẩutrứngArtemiaxuốxem mu vs arsenalo đó, Bộ Tài chính dự kiến chi tiết thêm dòng thuế riêng cho mặt hàng trứng Artemia tại chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 3%.
Chi tiết điều chỉnh thuế được Bộ Tài chính quy định cụ thể tại dự thảo thông tư Bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng trứng Artemia vào chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 182/2015/TT-BTC.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 1 dự thảo Thông tư cũng quy định về cơ chế quản lý nhập khẩu mặt hàng trứng Artemia tương tự như một số nhóm mặt hàng hiện đang quy định tại Chương 98.
Việc điều chỉnh thuế, theo Bộ Tài chính, nhằm khuyến khích phát triển ngành nuôi tôm, nhưng cũng sẽ không ảnh hưởng tới chính sách thuế nhập khẩu hiện hành của các mặt hàng khác trong cùng mã hàng 0511.91.00 (Sản phẩm từ cá hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác; động vật đã chết thuộc chương 3).
Hiện tại, mặt hàng trứng Artemia còn sống, dùng làm thức ăn cho tôm thuộc nhóm 05.11, mã hàng 0511.91.00 có mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN là 5%, khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định là 0-5%, mức cam kết trần WTO là 5%, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean - Trung Quốc là 0%, ATIGA là 0%, Asean - Hàn Quốc là 0%, Việt - Nhật là 2%.
Trước đó, Bộ Tài chính nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị giảm thuế cho mặt hàng trứng Artemia từ 5% xuống còn 0%. Theo kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng trứng Artemia được nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu để phục vụ sản xuất tôm giống, không dùng cho mục đích nào khác. Việc sử dụng trứng Artemia sẽ góp phần nâng cao chất lượng đàn tôm giống phục vụ đầu vào cho ngành nuôi tôm ở Việt Nam.
Theo biểu thuế hiện hành của các nước trong khu vực và trên thế giới có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển, mức thuế suất đối với các mặt hàng này thường thấp hơn 5% (Malaysia 0%, Hoa Kỳ 0% và 0,8%, Úc 0% và 2,5%, Philippines 3% và 2%, Brazil 4% và 3,2%). Mặt khác, việc áp mức thuế suất 5% đối với mặt hàng này có khả năng gây tác động xấu đến chất lượng tôm giống, do các doanh nghiệp có thể chuyển hướng sử dụng thức ăn nhân tạo để tiết kiệm chi phí và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nuôi tôm.
Được biết, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng trứng Artemia năm 2015 khoảng 30 triệu USD, chủ yếu nhập từ ASEAN (17,9 triệu USD), Mỹ (12,3 triệu USD) và áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN (5%); số thu thuế nhập khẩu thực tế khoảng 27 tỷ đồng./.
Hoàng Lâm