Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề về chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh,Đảmbảoquyềnlợichongườithamgiabảohiểmytếkênh cầu kèo với nhiều nội dung quan trọng đã được trình bày, chia sẻ. Ông Đào Việt Ánh (đứng), Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, phát biểu tại hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh nhấn mạnh: Một trong những thành tựu quan trọng trong công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT là tỷ lệ người dân tham gia BHYT trong cả nước có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Nếu như năm 2009, 2015 độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân số thì đến hết năm 2021, độ bao phủ đã đạt khoảng 91% dân số. Cùng với đó, trung bình hàng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT được đảm bảo quyền lợi. Năm 2020, 2021 do tác động của dịch Covid-19, quỹ BHYT đã cùng ngân sách nhà nước góp phần không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng, chống dịch Covid-19, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Ước thực hiện đến hết tháng 6-2022, cả nước có trên 17,1 triệu người tham gia BHXH, đạt 33,87% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt gần 1,5 triệu người); gần 14 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 27,55% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 5,13% so với cùng kỳ năm 2021; trên 86,8 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 88,99% dân số. Phân tích rõ hơn quyền lợi mà chính sách BHYT mang lại cho người dân, theo ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), về danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT, hiện tại nước ta cơ bản đáp ứng được yêu cầu điều trị, tạo điều kiện cho người tham gia BHYT được tiếp cận các thuốc mới phù hợp với các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế, giải quyết được các vướng mắc trong thanh toán thuốc BHYT. Cụ thể, đang có hai danh mục thuốc (danh mục thuốc hóa dược; sinh phẩm thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT của Bộ Y tế Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT) thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Hai danh mục này bao gồm 1.030 thuốc hóa dược, sinh phẩm và 59 thuốc phóng xạ và chất đánh dấu. Trong đó, có 136 hoạt chất/thuốc được quy định điều kiện chỉ định ưu tiên trong một số trường hợp; 25 hoạt chất được quy định tỷ lệ thanh toán (30%, 50%, 60%, 70%) và 31 hoạt chất được quy định cả điều kiện chỉ định và tỷ lệ thanh toán. Đây chủ yếu là các hoạt chất thuộc nhóm thuốc có giá thành cao, chi phí lớn hoặc thuốc thế hệ mới cần được sử dụng theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị để đảm bảo tính chi phí hiệu quả, mặt khác thuộc nhóm thuốc đã có nhiều hoạt chất khác có tác dụng tương tự được quỹ BHYT thanh toán 100%. Danh mục thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT cũng bao gồm 349 vị thuốc y học cổ truyền; 229 thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu với khoảng trên 1.200 chế phẩm. Về danh mục dịch vụ kỹ thuật, hiện nay có 9.190 dịch vụ đủ điều kiện được thanh toán theo chế độ BHYT (trong có chỉ có 124 dịch vụ/nhóm dịch vụ được quy định điều kiện, tỷ lệ thanh toán). Danh mục dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT có đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật theo 28 chuyên khoa/chuyên ngành, bao gồm cả các kỹ thuật y học hiện đại và y học cổ truyền từ tuyến xã đến tuyến Trung ương. Với mục tiêu đặt quyền và lợi ích của người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp lên hàng đầu, nắm bắt và bám sát tình hình thực tiễn, ngành BHXH Việt Nam đã luôn chủ động và tích cực phối hợp cùng với các bộ, ban, ngành liên quan, kịp thời có những giải pháp tích cực trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho người tham gia thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Kết quả, lũy kế đến hết tháng 6-2022, ước toàn ngành đã giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho gần 6,3 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; giải quyết khoảng 409 nghìn người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết cho gần 65 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT nội trú và ngoại trú… Cùng với định hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi khám, chữa bệnh BHYT, ngành BHXH Việt Nam nỗ lực triển khai hiệu quả việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID-BHXH số” và sử dụng thẻ căn cước công dân thay thế BHYT trong khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Ông Nguyễn Hoàng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam), cho biết: “Sau 5 tháng thí điểm sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID-BHXH số” để đi khám, chữa bệnh BHYT thay cho thẻ BHYT giấy, được sự thống nhất của Bộ Y tế, từ 1-6-2021 hình thức này đã được triển khai trên toàn quốc. Tính đến hết tháng 6-2022, trên toàn quốc đã có trên 26,2 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân được đăng ký, phê duyệt. Trong đó, có 673.755 người với trên 1,2 triệu lượt sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID-BHXH số” để khám chữa bệnh BHYT”. Bên cạnh các nội dung thông tin cung cấp tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam cũng đã trực tiếp trao đổi, giải đáp nhiều câu hỏi của các cơ quan báo chí về một số vấn đề đang được quan tâm trong phạm vi trách nhiệm thực hiện chính sách của ngành BHXH Việt Nam như thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, máy mượn, máy đặt tại các bệnh viện; đấu thầu thuốc; tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế và đảm bảo quyền lợi cho người dân khám, chữa bệnh BHYT... Theo BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |