5,ămThịtrườngMampAsẽtiếptụcbùngnổkết quả bóng đá cúp nga2 tỷ USD giá trịM&A trong năm 2015 Theo số liệu thống kê của Cty Stoxplus - công ty cung cấp thông tin cho các tổ chức tài chính ở Việt Nam, năm 2015 có 341 thương vụ M&A với tổng giá trị lên tới 5,2 tỷ USD. Số thương vụ này tăng 23,1% so với năm 2014 và 9,7% nếu tính về tổng giá trị các thương vụ. Riêng các thương vụ M&A được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 46% với tổng giá trị là 2,2 tỷ USD. Hầu hết các nhà đầu tư đến từ các nước và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia và Singapore. Năm 2015, thị trường M&A khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tổng giá trị các thương vụ đạt tới hơn 1.000 tỷ USD, cao hơn 37% so mức tăng trong năm 2014. Điểm đáng chú ý là trong 3 năm trở lại đây, thị trường chứng kiến sự lên ngôi của các thương vụ M&A vừa và nhỏ, đa số các thương vụ có giá trị dưới 5 triệu USD. Tổng số các thương vụ M&A có giá trị nhỏ hơn 25 triệu USD chiếm đến 288 giao dịch trên tổng số 341, tương đương với 84%. Bất động sản nổi lên khi là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài nhiều nhất với tổng số 20 thương vụ (chiếm 69% tổng giá trị M&A FDI), tổng giá trị đạt 1,637 tỷ USD. Theo sau bất động sản là các ngành như ngành hàng và dịch vụ công nghiệp (logistics, bao bì nhựa mềm, vận tải, thiết bị điện tử, xe thương mại), xây dựng và vật liệu xây dựng, thực phẩm và đồ uống, bán lẻ... | Thương vụ Tập đoàn TCC Group của Thái Lan muốn mua Big C Việt Nam đang được quan tâm nhất hiện nay. Ảnh T.L minh họa |
Xu hướng FDI vào Việt Nam bằng con đường M&A Tiếp nối những kết quả và thành công năm 2015, năm nay, theo các chuyên gia kinh tế, thị trường M&A nước ta sẽ bùng nổ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích, trong năm 2015, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc kí kết thành công nhiều Hiệp định thương mại tự do như: Liên minh kinh tế Á - Âu, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây chính là nền tảng quan trọng, là đòn bẩy để thúc đẩy các dòng vốn ngoại chảy ồ ạt vào Việt Nam năm nay. “Một xu thế diễn ra rất phổ biến trên thế giới là ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào các nước mới nổi thông qua việc mua bán, sát nhập các doanh nghiệp bản địa. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Một loạt Hiệp định thương mại tự do sẽ có hiệu lực trong năm nay được ví như nam châm hút các nhà đầu tư ngoại đổ vốn vào nước ta để tận dụng các cơ hội và lợi thế. Trong đó, con đường đơn giản nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất, ít rủi ro nhất chính là M&A”, ông Phong phân tích. Theo ông Phong, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một loạt các thương vụ M&A đình đám dự kiến bùng nổ trong năm 2016. Trong đó, thương vụ đang được dư luận quan tâm nhiều nhất hiện nay là Tập đoàn TCC Group của Thái Lan đang rình rập mua Big C Việt Nam với giá trị dự kiến khoảng 800 – 1 tỷ USD./. Tố Uyên |