您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【kqbd latvia】Thuốc trị Covid

Empire7772025-01-26 17:37:47【Ngoại Hạng Anh】8人已围观

简介Mới đây, truyền thông đưa tin về một loại thuốc kháng virus được chứng minh hiệu quả chống lại virus kqbd latvia

Mới đây,ốctrịkqbd latvia truyền thông đưa tin về một loại thuốc kháng virus được chứng minh hiệu quả chống lại virus corona chủng mới đang được thử nghiệm lâm sàng, làm dấy lên hy vọng về một bước ngoặt trong cuộc chiến chống đại dịch. Đó là Molnupiravir, do Merck sản xuất, rất dễ phân phối và có thể dùng tại nhà.

Kết quả thử nghiệm cho thấy thuốc làm giảm một nửa nguy cơ nhập viện và tử vong ở những người có nguy cơ cao trong giai đoạn đầu lây nhiễm. Công ty đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và cơ quan này sẽ đưa ra quyết định vào đầu tháng 12 tới.

{ keywords}
Molnupiravir, được phát triển với tốc độ nhanh kỷ lục, là thuốc kháng virus đầu tiên được thông báo chứng tỏ hiệu quả ngăn bệnh nhân Covid-19 trở nặng và tử vong. Ảnh: Merck/AP

Không giống như một số hãng vắc xin trì hoãn nhượng quyền cho các nhà sản xuất ở nước ngoài, Merck sẽ cho phép các hãng tại Ấn Độ sản xuất để bán thuốc với giá thấp ở 100 quốc gia nghèo, bao gồm hầu hết các nước ở vùng cận hoang mạc Sahara châu Phi, nơi tỷ lệ tiêm chủng hiện nay mới chỉ đạt 3%.

Những người ủng hộ quá trình tiếp cận thuốc mới cho rằng, thỏa thuận của Merck là một khởi đầu đáng khích lệ nhưng vẫn chỉ là bước đi nhỏ hướng tới sự công bằng.

Merck đã bắt đầu sản xuất thuốc này nhưng chưa rõ có bao nhiêu thuốc generic - được sản xuất nhờ chuyển giao công nghệ sau khi hết hạn bảo hộ phát minh - sẽ được tung ra thị trường trong năm tới. Thỏa thuận của hãng cũng bỏ qua nhiều nước chưa tiêm chủng và chịu tác động nặng bởi Covid-19. Và, một loại thuốc kháng virus cần phải có xét nghiệm đáng tin cậy đi kèm, mà điều này lại hạn chế ở không ít quốc gia.

Một số hãng dược dự kiến sẽ công bố dữ liệu về mức độ hiệu quả thử nghiệm các loại thuốc tương tự. Các hãng cho biết hiện còn quá sớm để nói về việc họ có ký các hợp đồng chuyển giao sản xuất hay không. Tất cả những điều đó có nghĩa là thuốc trị Covid-19 có thể chủ yếu sẽ đến tay những nước đủ khả năng chi trả để tiếp cận sớm, giống như với vắc xin.

New York Times dẫn lời John Amuasi, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và y tế toàn cầu tại Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Y học nhiệt đới Kumasi ở Ghana, bình luận: “Với một loại thuốc được giữ ở nhiệt độ phòng như vậy, bạn có thể đưa nó đến ngay cả những nơi hẻo lánh nhất trên thế giới. Công bằng mà nói, loại thuốc này có thể ngăn chặn hàng trăm nghìn ca nhập viện và tử vong. Nhưng rào cản vẫn là giá thuốc. Hãy xem mất bao lâu để vắc xin đến được châu Phi? Tôi lo là điều tương tự cũng xảy ra với các loại thuốc”.

Hơn 18 tháng kể từ khi bùng phát, Covid-19 vẫn là căn bệnh chưa có thuốc trị chính thức. Một số dược phẩm chứng tỏ hiệu quả ở mức độ nào đó nhưng giá lại cao, khó bảo quản, và khan hiếm, thậm chí không có ở các nước nghèo. Nếu không có đủ vắc xin, người dân ở những nước này sẽ vẫn dễ nhiễm Covid-19 và cần đến các loại thuốc hợp túi tiền. 

Năm ngoái, Chính phủ Mỹ đã mua phần lớn nguồn cung thuốc kháng virus Remdesivir sau khi nghiên cứu ban đầu cho thấy thuốc có thể tăng khả năng phục hồi ở những người nhiễm Covid-19. Giờ đây, nước này theo đuổi một chiến lược tương tự để có thuốc Molnupiravir: Chính phủ đã ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD mua 1,7 triệu liệu trình nếu thuốc được FDA cấp phép. Con số này tương đương 20% lượng thuốc mà công ty thông báo có thể sản xuất trong năm nay. Các nước giàu khác như Australia, Hàn Quốc và New Zealand, cũng đã ký hợp đồng.

Cách đây 20 năm, Merck bị chỉ trích vì bán thuốc chữa HIV với giá quá cao ở châu Phi. Lần này, hãng cho biết, nếu Molnupiravir an toàn, hiệu quả và có thể dùng tại nhà thì “chúng tôi đảm bảo thuốc sẽ được tiếp cận rất rộng, đặc biệt ở những nước có thu nhập thấp và trung bình vốn không có các hệ thống chăm sóc sức khỏe vững chắc”, New York Times trích lời Jenelle Krishnamoorthy, Phó giám đốc phụ trách chính sách toàn cầu của Merck.

Các giấy phép tự nguyện mà công ty đã thương lượng với các nhà sản xuất thuốc của Ấn Độ cho phép các nước nghèo nhất cũng có thể mua Molnupiravir với giá chưa đến 20 USD/liệu trình 5 ngày, so với 712USD theo thỏa thuận ở Mỹ. Hiện có 8 công ty ở Ấn Độ thử nghiệm lâm sàng các phiên bản của thuốc gốc, với 4 hãng xác nhận với New York Times rằng sẽ sớm công bố kết quả. Theo một nguồn tin trong ngành, giá thuốc có thể chưa đến 10 USD/liệu trình.

Nhưng việc sản xuất thuốc generic thực sự không thể đảm bảo khả năng tiếp cận thuốc trên toàn cầu. Một nửa số ca nhiễm Covid-19 ghi nhận ở những nước có thu nhập thấp và trung bình trong 6 tháng đầu năm 2021 tập trung ở 32 quốc gia không nằm trong hợp đồng của Merck. Không chỉ Brazil, Malaysia, Mexico và Peru mà cả Trung Quốc và Nga cũng không có tên.

Unitaid, Tổ chức Sức khỏe toàn cầu có trụ sở tại Geneva, nhận định, các quốc gia giàu cần tài trợ 3,5 tỷ USD thì các nước nghèo hơn mới có thể tiếp cận được thuốc trị Covid-19.

“Chúng ta cần một nỗ lực toàn cầu. Chúng ta cần các nhà tài trợ tăng cường các quỹ để đảm bảo các phương pháp điều trị đến được với tất cả mọi người”, Giám đốc chiến lược của Unitaid, bà Janet Ginnard, bình luận.

>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

很赞哦!(6)