当前位置:首页 > World Cup

【đội hình borussia mönchengladbach gặp werder bremen】Thương mại Việt Nam: Đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế

Thương mại Việt Nam: Đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế

Những gam màu sáng

Phát biểu tại hội thảo,ươngmạiViệtNamĐónggóptíchcựcvàosựpháttriểnkinhtếđội hình borussia mönchengladbach gặp werder bremen ông Phạm Nguyên Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương- khẳng định, trải qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại Việt Nam đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế trong nước và thế giới, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng như tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện qua việc hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng được mở rộng cả về thị trường và danh mục hàng hóa, dịch vụ với giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng nhanh, cơ cấu và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được cải thiện theo hướng gia tăng các mặt hàng chế biến, giá trị gia tăng cao.

Cùng với đó, thương mại trong nước cũng chuyển biến mạnh mẽ theo cơ chế thị trường với tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội thường xuyên đạt ở mức 2 con số, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua các loại hình thức thương mại hiện đại tăng nhanh” - ông Phạm Nguyên Minh nhấn mạnh.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) bổ sung thêm: "Hoạt động xuất nhập khẩu luôn có nhịp độ tăng trưởng cao và là một điểm sáng của nền kinh tế. Trong vòng 10 năm, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 4 lần, tương đương 122 tỷ USD, từ mức 39,8 tỷ USD (2006) lên khoảng 162 tỷ USD (2015), tăng trung bình 17,5%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng trung bình 16,2%/năm do làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh".

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Phạm Tất Thắng – Viện Nghiên cứu Thương mại - cho biết, những năm trước có nhiều mặt hàng gặp khó trong XK như rau, quả. Nhưng bước sang năm 2016, XK rau quả Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc với kim ngạch dự kiến lên tới 2,5 tỷ USD. Trong 11 tháng của năm 2016, giá trị xuất khẩu của ngành rau quả đã tăng gần 130% so với năm ngoái, tăng mạnh nhất trong số các mặt hàng nông lâm thủy sản XK.

Phát triển chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh

Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Thương mại, tăng trưởng XK trong những năm qua chưa thực sự vững chắc, hiệu quả XK còn thấp, cơ cấu hàng hóa XK dù đã chuyển dịch mạnh sang hàng chế biến, chế tạo nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, nhập siêu vẫn là nguy cơ, cơ cấu nhập khẩu cũng còn không ít bất cập.

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Huy Sơn- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Giám đốc Dự án EU-MUTRAP - cho rằng, trong giai đoạn 2016-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các quá trình hợp tác khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực; trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực trọng tâm.

PGS.TS Hà Văn Sự- Trường Đại học Thương mại- đưa ra giải pháp: Trong giai đoạn 2016-2025, cần chú trọng lựa chọn những sản phẩm nông sản mà Việt Nam có lợi thế so sánh và thế giới có nhu cầu cao để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và XK. Đồng thời, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến theo hướng thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến lớn có thiết bị, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm dần các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng thấp, không đảm bảo an toàn thực phẩm. "Ngoài ra, cần chủ động, tăng cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nhằm góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế” -ông Hà Văn Sự gợi mở.

Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng: Số phận của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ra sao chúng ta chưa biết, nhưng những cam kết của TPP đã mở ra chuẩn mực quốc tế. Dù TPP có được thực hiện hay không, nhưng chuẩn mực của nó vẫn là hình mẫu để doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước hướng tới!

分享到: