| Chất lượng khám chữa bệnh tại trạm y tế xã vẫn còn nhiều điều cần khắc phục. Ảnh: Trung Hiếu |
| Thông tuyến trong khám chữa bệnh: Đột phá của chính sách Bảo hiểm y tế | | Nâng cao chất lượng của đại lý thu bảo hiểm xã hội,ângchấtlượngkhámchữabệnhcủacáctrạmytếsoi kèo vòng loại euro 2024 bảo hiểm y tế | | Bộ Y tế liên tiếp thu hồi thuốc kém chất lượng | | Nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn là nỗi lo của ngành Y tế |
Thiếu nhân lực chất lượng cao Hạn chế lớn nhất mà hầu hết các trạm y tế (TYT) xã trên cả nước đang gặp phải đó là tình trạng thiếu bác sỹ, nhất là bác sỹ trình độ cao. Theo thống kê của ngành Y tế cả nước có 11.400 TYT xã bao gồm cả mạng lưới y tế thôn, bản, với gần 50.000 giường bệnh ở tất cả các xã trên toàn quốc, nhưng khoảng 20% số TYT xã hiện vẫn không có bác sỹ. Các TYT xã mới chỉ thực hiện được 50-70% dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến... Chỉ tính riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, số TYT xã đạt chuẩn còn thấp (45%). Hiện chỉ có 69,2% TYT có bác sỹ, còn lại 30,8 TYT chưa có bác sỹ. Đặc biệt, chỉ 20% TYT xã đạt chuẩn y tế giai đoạn 2011- 2020. Chẳng hạn, tại tỉnh miền núi Yên Bái, hiện toàn tỉnh có 162 TYT xã và 18 phòng khám hoạt động như TYT xã nhưng mới có 64% xã có bác sỹ. Vì thế dù được đầu tư mới cũng không đáp ứng được nhu cầu người bệnh. Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện nhiều TYT xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái có đầy đủ phòng chức năng gồm xét nghiệm và điện tim. Nhưng bất cập tại đây là, dù đã được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, một số phòng chưa thể sử dụng vì… không có người vận hành máy móc. Bác sỹ Vương Thị Hải Anh, Trạm trưởng TYT xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên cho biết, Trạm có 5 cán bộ nhưng mỗi người đều phải kiêm nhiệm, y sỹ đa khoa thì phải học thêm đông y hay nữ hộ sinh kiêm thêm tá dược. Không riêng các tỉnh miền núi, ngay cả một số tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển, tình trạng thiếu nhân lực y tế tại tuyến xã cũng khá nan giải. Bà Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, ngành Y tế tỉnh hiện có 13 trung tâm y tế đa chức năng, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 186 TYT xã, với trên 4.529 cán bộ y tế trên địa bàn toàn tỉnh. Theo bà Thủy, mặc dù tỉnh rất chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho cán bộ y tế để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cho người dân ngay tại địa phương, giảm dần tỷ lệ vượt tuyến, nhưng số nhân lực y tế chất lượng cao tại các cơ sở y tế, nhất là tại các TYT hiện vẫn còn thiếu và yếu. Cụ thể, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh, y tế tuyến huyện chỉ có 10 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 138 thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, 443 bác sỹ; y tế tuyến xã chỉ có 145 bác sỹ. Chính khoảng cách chất lượng chuyên môn giữa các tuyến gây tâm lý cho người bệnh lựa chọn nơi khám chữa bệnh. Tình trạng thiếu bác sỹ cũng diễn ra tại nhiều tỉnh, thành được Bộ Y tế lựa chọn làm TYT xã điểm hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết, hiện chỉ có 13/26 TYT xã được chọn thí điểm TYT điểm (44,8%) có đủ nhân lực theo quy định. Chức danh hiện còn thiếu nhiều nhất tại các TYT xã là y học cổ truyền với 9/16 xã, chiếm 56,3%... Tỷ lệ các TYT xã còn thiếu bác sỹ còn khá cao, gần 30% TYT không có bác sỹ”. Luân phiên cán bộ Trước sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn cao tại y tế cơ sở đòi hỏi ngành Y tế phải thực hiện là luân chuyển cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới, thực hiện khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ tuyến dưới nắm vững nguyên lý y học gia đình trong quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương. Ngoài ra, trong dự án thí điểm TYT 26 xã điểm tại 8 tỉnh, thành, để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu bác sỹ, Bộ Y tế đã điều động bác sỹ đến làm việc 2-3 ngày/tuần tại 8 trạm còn đang thiếu bác sỹ trong số 26 trạm.. Đặc biệt, nhằm giúp y tế cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ “gác cổng” của hệ thống y tế cũng như bảo đảm công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã xây dựng và triển khai Đề án “Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường giai đoạn 2019 - 2025”. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, Đề án có nội dung cử cán bộ chuyên môn chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các TYT xã, phường nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho các TYT xã, phường, đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ chuyên môn để từng bước đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại địa phương, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Hưng, hiện tại, bộ Y tế đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm cả quản lý và chuyên môn nghiệp vụ. Đề án này sẽ góp phần đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao cho từng tuyến. “Trước mắt, đơn vị dự kiến sẽ trình Bộ trưởng đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tuyến xã, huyện, tỉnh và Trung ương. Sau khi có Đề án, các địa phương có thể tham khảo để áp dụng cho đơn vị mình”, ông Hưng nói. Ngoài ra, để giải quyết triệt để bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực tại tuyến y tế cơ sở, theo ông Hưng, ngay từ năm 2014, Bộ Y tế đã phối hợp với Liên minh châu Âu và Ngân hàng Thế giới mở rộng việc đào tạo nhân lực cho tuyến y tế các tỉnh khó khăn thông qua Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET). Tại đây, cán bộ y tế được đào tạo chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình để quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng như tăng huyết áp, đái tháo đường và thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân. Theo đó, cuối 2018, đã có gần 6.870 cán bộ y tế cơ sở trong vùng dự án tham gia các khóa đào tạo, đạt 96% mục tiêu năm. |