Nguồn thu từ đất còn thấp Ông Nguyễn Toàn Thắng,ềutháchthứctrongquảnlýđấtđaitrênđịabàthứ hạng của häcken Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM cho biết, một trong những yếu tố cơ bản nhất của vốn hóa đất đai là tạo nguồn thu đất đô thị, thông qua quá trình đưa đất công vào thị trường theo cơ chế nhà nước giao đất có thu tiền. Nhà nước cho thuê đất và nhà nước thu thuế, phí liên quan đến đất đai đang sử dụng trong khu vực tư nhân. Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, tại các nước công nghiệp phát triển, nguồn thu từ đất chiếm 50 - 90% tổng thu ngân sách địa phương, tạo nên nguồn lực rất lớn cho nâng cấp hạ tầng và dịch vụ công cộng tại đô thị. Tuy nhiên, tại TPHCM, nguồn thu từ đất còn khá khiêm tốn so với tiềm năng. Cụ thể, năm 2019, dự toán thu từ đất là 14.900 tỷ đồng nhưng ước tính thu chỉ 11.000 tỷ đồng, chỉ đạt gần 74% so với dự toán. So với tổng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu từ đất ở TPHCM chỉ chiếm 3 - 5%. Mặt khác, việc vốn hóa đất đai chưa được đánh giá là thành công tại TPHCM, nguồn lực đất đai chưa tạo được thế mạnh trong đầu tư phát triển. Trong tương lai gần, thu từ thương mại, dịch vụ sẽ bị thu hẹp do yêu cầu thực hiện thương mại tự do, nếu không tìm cách tăng hợp lý nguồn thu từ đất thì không thể tạo được nguồn lực tài chính công đủ cho nhu cầu phát triển bền vững. Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho hay, thời gian qua việc quản lý, sử dụng đất ở TPHCM có nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc về thực thi pháp luật. Việc quản lý đất đai còn nhiều bất cập nên hiệu quả quản lý chưa cao... TPHCM hiện đang đứng trước nhiều thách thức như thiếu đồng bộ giữa pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan gây ách tắc cho quá trình quản lý các dự án đầu tư. Ngoài ra, việc thực hiện các công cụ hành chính trong quản lý đất đai chưa dựa trên hệ thống quản lý điện tử; quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ với các quy hoạch khác trên địa bàn thành phố; nguồn thu từ đất đai chưa đúng chưa đủ… Tìm giải pháp quản lý hiệu quả Theo đó, để quản lý hiệu quả đất đai về cả pháp luật, hành chính, quy hoạch và tài chính, việc xây dựng hệ thống quản lý đất đai điện tử hướng tới hệ thống quản lý đất đai thông minh thế hệ 4.0 là một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, sắp tới để quản lý đất đai hiệu quả, thành phố sẽ làm rất nhiều việc, tập trung 4 nhóm giải pháp, đó là: Quy hoạch sử dụng đất sẽ có tầm nhìn và chặt chẽ hơn, gắn với quy hoạch liên ngành từ quy hoạch ngành y tế đến giáo dục, giao thông; Tăng cường kiểm tra, quản lý, bổ sung, thu hồi kịp thời các dự án đã được cấp phép nhưng không triển khai dự án; Vốn hóa đất đai cho các khu đất công, tính toán lại nguồn thu từ đất; Các vướng mắc về chính sách là một trong những nguyên nhân khiến nguồn thu từ thuế sử dụng đất của TPHCM trong ba năm trở lại đây liên tục sụt giảm. Sắp tới, các sở ban ngành, địa phương của TPHCM phải nhanh chóng tìm các giải pháp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho DN. Ngoài ra, thành phố sẽ tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, các thông tin về đất đai sẽ rõ ràng, công khai, minh bạch tránh các trường hợp lừa đảo, dự án "ma"…, ông Võ Văn Hoan khẳng định.
|