【kết quả giải u19 châu âu】Nan giải bài toán giá heo hơi

Báo Cà Mau(CMO) Từ trước tới nay, chưa bao giờ người chăn nuôi khóc ròng vì giá heo hơi bèo bọt như hiện nay, chỉ còn chưa tới 30.000 đồng/kg. Sau 4 tháng bỏ công chăm sóc, giờ đây, người nuôi phải chịu lỗ từ 1,2-1,5 triệu đồng/con heo 100 kg.

Từ đầu tháng 4/2017, giá heo hơi cả nước nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng bị giảm mạnh, từ 15.000-25.000 đồng/kg so với cuối năm 2016. Đây là mức giảm thấp nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân giảm giá chủ yếu do cung vượt cầu và thị trường Trung Quốc siết chặt nhập khẩu heo hơi từ Việt Nam.

Tuy nhiên, giá bán lẻ thịt heo lại không giảm, người dân vẫn mua với giá cao, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây khó khăn việc tiêu thụ thịt heo. Từ đó kéo theo lượng heo hơi tồn động nhiều, làm cho người dân và doanh nghiệp chăn nuôi bị thua lỗ nặng.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, chính quyền các địa phương tiến hành nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, nên từ đầu tháng 5/2017 đến nay, tình hình khó khăn từng bước được cải thiện. Giá thịt heo bán lẻ giảm từ 3.000–5.000 đồng/kg, còn giá heo hơi tăng nhẹ từ 2.000–5.000 đồng/ kg. Thế nhưng, qua cú sốc này, người nuôi heo đã không còn mặn mà với nghề này nữa.

Nông dân kiệt sức

Sau những lần heo hơi rớt giá, chuồng heo của gia đình anh Phạm Trường Giang (Ấp 7, xã Nguyễn Phích) đã bỏ trống. Đầu tư xây chuồng và mua máy cho ăn tự động hơn 50 triệu đồng, hơn 3 năm nay, năm nào anh Giang cũng nuôi gần 70 con heo, giá cả lúc lên lúc xuống, nên anh cũng chỉ “bỏ công làm lời”.

Thịt heo được bày bán tràn cả ra đường nhưng vẫn ế ẩm.

Anh Giang cho biết: “Trước Tết nghe nói heo xuống giá là tôi bán hết luôn, được 3,6 triệu đồng/100 kg. Heo con bây giờ mua từ 800.000–900.000 đồng một con, cho ăn tới xuất chuồng khoảng 10 bao thức ăn, khoảng 2,5 triệu đồng, chưa tính tiền điện, thuốc men. Nếu nuôi với số lượng lớn đến lúc xuất chuồng mà một con lời 500.000 cũng sống được. Nhưng với giá bán như bây giờ nắm trong tay phần lỗ, sao dám nuôi tiếp”.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tháng 8/2016, chính quyền địa phương hỗ trợ anh Lê Trung Toàn (Ấp 19, xã Nguyễn Phích,huyện U Minh, thuộc diện hộ cận nghèo) 3 con heo để phát triển kinh tế gia đình, có cơ sở làm ăn nên gia đình anh cũng xin thoát nghèo. Thế nhưng, hơn 2 tháng nay, giá heo đã chạm đáy, khiến gia đình anh có nguy cơ tái nghèo một lần nữa.

Anh Toàn bộc bạch: “Từ 2 tháng nay, nghe tin heo sụt giá là nhà tôi không cho ăn thức ăn tổng hợp nữa, cho ăn cám trộn thôi. Còn thiếu đại lý 18 bao thức ăn, một bao 250.000 đồng. Với giá heo như hiện nay, nếu bán ra là phải nợ lại tiền thức ăn hơn 4 triệu đồng. Nhưng bây giờ neo chờ giá, không cho ăn thì heo ốm, mất ký, mất giá; mà nếu có kêu lái tới mua thì họ cũng chần chừ không muốn bắt”.

Là xã còn nhiều khó khăn, thời gian qua, chính quyền xã Nguyễn Phích triển khai thực hiện nhiều mô hình xóa nghèo từ chăn nuôi heo, hỗ trợ người chăn nuôi vay vốn, nhưng điệp khúc heo rớt giá vẫn lặp đi lặp lại. Nếu không có những chính sách hợp lý, hộ thoát nghèo rất dễ có nguy cơ tái nghèo.

Cần lời giải đáp

Tổ hợp tác nuôi heo Ấp 4, xã Nguyễn Phích được thành lập năm 2015, có 9 thành viên, nhưng đến nay, chỉ còn 4 người duy trì việc nuôi heo. Ông Võ Văn Dội, Tổ trưởng Tổ hợp tác, cho biết: “Heo trên 120 kg thì thương lái mua giá thấp hơn từ 5.000–10.000 đồng/kg so với heo từ 90–110 kg, nên nuôi càng lâu càng lỗ. Hơn 1 tháng trước, tôi và một số thành viên trong Tổ hợp tác vừa mới xuất chuồng, lỗ gần chục triệu đồng. Vì vậy, 1 tuần trước, nhà tôi làm con heo 190 kg chia bán cho bà con trong xóm được gần 6 triệu đồng, lời cũng hơn 1 triệu đồng; nếu bán cho thương lái chỉ được chừng 4,5 triệu đồng”.

Do giá heo quá thấp, nhiều người nuôi đã tự giết mổ heo quá lứa và bán với giá thấp hơn giá thịt ngoài chợ khoảng 10.000 đồng/kg, nhưng không bị lỗ như bán cho thương lái. Điều đó cho thấy, phần lời lãi rất lớn chảy vào túi tư thương mà đáng ra phải được chia sẻ với người chăn nuôi.

Lò mổ Đại Đoàn Kết (Khóm 2, thị trấn U Minh) hoạt động từ năm 2011, mỗi ngày nhận giết mổ trên 20 con heo. Nhưng từ sau Tết đến nay, số lượng đã giảm đi phân nửa. Anh Hồ Văn Cuộc, quản lý lò mổ, cho biết, nhiều người đi thu mua heo và đem đến đây mổ với giá 180.000 đồng/con rồi đem bán lại cho các tiểu thương khác bán lẻ vơi giá rẻ hơn từ 10.000 đồng/kg. Vì vậy mà tiểu thương bán thịt heo trong chợ U Minh bị ế ẩm.

Sau thời gian người dân bất bình vì giá heo hơi giảm mạnh, nhưng giá thịt vẫn cao, hiện giá thịt heo tại các chợ đã giảm đáng kể. Thịt đùi có giá 60.000/kg, thịt ba rọi từ 40.000–45.000 đồng/kg. Thực tế, giá heo hơi tại Cà Mau cao hơn các tỉnh khác từ 2.000–5.000 đồng/kg do chất lượng thịt ngon hơn. Tuy nhiên, thương lái vẫn tự do ra giá ép người dân.

Heo ngoài tỉnh, không rõ nguồn gốc thì được đưa về các lò giết mổ không đăng ký hoạt động để bán ra thị trường. Người nuôi thì chịu lỗ, người tiêu dùng thì chịu thiệt về giá cả và chất lượng. Chị Trương Thị Xuân, Khóm 2, thị trấn U Minh, bức xúc: “Báo, đài thì cứ nói thịt heo sụt giảm, không được 30.000 đồng/kg. Vậy mà xách giỏ ra chợ mua là 50.000–60.000 đồng/kg. Phải có mức giá mua bán hợp lý chứ thả nổi thế này, người nuôi, người mua thịt heo đều lỗ, chỉ có thương lái là hưởng lợi”.

Xe máy chở thịt heo không rõ nguồn gốc, chất lượng đến tận các vùng nông thôn để bán.

Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi heo vượt qua khó khăn, khôi phục và ổn định lại sản xuất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn yêu cầu các ngân hàng và tổ chức tín dụng căn cứ khả năng tài chính và các quy định pháp luật hiện hành để thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay chăn nuôi heo, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y. Ông Mạch Quốc Phong, Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long chi nhánh Cà Mau cho biết, từ ngày 10/5 đến hết ngày 10/8/2017, ngân hàng sẽ giảm 30% lãi suất cho vay đối với các khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh, chăn nuôi heo đã nhận cấp vốn tín dụng của ngân hàng này trong thời gian qua. Đồng thời, hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi vay, lãi quá hạn, ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau nhằm giúp khách hàng có điều kiện khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy có động thái liên kết "ba nhà". Nhưng nếu không có sự vào cuộc quyết liệt từ các ngành chuyên môn thì bài toán về heo hơi vẫn còn là ẩn số.

Thảo Mơ

Ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng phòng Quản lý Thương mại Sở Công thương Cà Mau cho biết, trước tình hình trên, Sở Công thương phối hợp với Sở NN&PTNT chỉ đạo rà soát nguồn chăn nuôi heo trong tỉnh, số heo đến kỳ xuất chuồng, số cơ sở gặp khó khăn trong tiêu thụ, cân đối nguồn cung trong và ngoài tỉnh để phối hợp đẩy mạnh tiêu thụ. Tiến hành rà soát để giảm chi phí kiểm dịch và các thủ tục liên quan, tạo thuận lợi cho thương lái thu mua, cung ứng heo hơi trong và ngoài tỉnh. Niêm yết giá bán hợp lý để kích cầu tiêu dùng phát động các đơn vị quản lý chợ giảm giá cho thuê mặt bằng, quầy sạp để hỗ trợ tiểu thương giảm giá trong thời gian 1 tháng. Kiểm tra, phát hiện và sẽ xử lý nghiêm các trường hợp gian lận thương mại, lợi dụng tình hình ép giá người chăn nuôi, bơm nước để trục lợi bất chính. Đồng thời, phối hợp với công ty Cổ phần chăn nuôi CP Thái Lan chi nhánh Cà Mau xây dựng chuỗi tiêu thụ thịt heo sạch truy xuất được nguồn gốc trên địa bàn tỉnh, qua đó tăng cường tiêu thụ thịt heo, ổn định giá heo cho người nuôi và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

 

Cúp C2
上一篇:Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
下一篇:Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường