游客发表
发帖时间:2025-01-26 06:40:07
Nước cờ mới của Tổng thống Obama
Ngày 31/7/2014,ìnhhìnhbiểnĐôngngàyTrungQuốchunghãnẤnĐộbuộcphảichơivớiMỹti lệ cược Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyến làm việc của mình tại Ấn Độ. Trong ngày này, ông Kerry nói chuyện một cách thẳng thắn cụ thể với các quan chức hàng đầu của New Dehli, sau đó, ngày 1/8, ông có cuộc gặp với Thủ tướng Narendra Modi. Vì sao ông John Kerry phải gặp quan chức trước khi gặp lãnh đạo? Vị Ngoại trưởng này đang được Tổng thống Obama giao cho sứ mệnh gì?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở sân bay tại New Dehli - Ấn Độ
Thời gian qua, Mỹ và Ấn Độ có những diễn biến rất phức tạp trong quan hệ giữa hai nước, đã có lúc tưởng chừng như phá băng được những mâu thuẫn, nhưng có lúc, những nỗ lực đó lại đi vào ngõ cụt. Hiện tại, Mỹ - Ấn Độ đang vướng phải những tranh chấp liên quan đến tranh chấp thương mại, quyền sở hữu trí tuệ và biến đổi khí hậu.
Đặc biệt trong việc Mỹ bắt giữ nhà ngoại giao Ấn Độ và từ chối cấp thị thực cho ông Narendra Modi từ năm 2005 vẫn còn khiến New Dehli cay cú. Nhưng bản thân Mỹ đã có những động thái chủ động mở đường khi ông Modi tranh cử Thủ tướng, Washington đã cấp lại thị thực cho ông Modi, và còn là “cấp VIP”.
Washington đánh giá Ấn Độ - quốc gia luôn luôn trung lập từ khi lập quốc đến nay, thậm chí còn có mối quan hệ tốt đẹp với Liên Xô cũ (nay là Nga) sẽ là một mắt xích quan trọng trong chiến lược toàn cầu của mình. Và sự ủng hộ của Ấn Độ sẽ biến chuỗi liên minh mà Mỹ xây dựng được nối dài từ Đông sang Tây, đủ sức kìm kẹp và phong tỏa mọi kẻ thù của nước Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ không hề dễ xơi khi họ là một quốc gia giàu kinh tế, mạnh quân sự và không thích bị phụ thuộc.
Chủ động và trung lập là phong cách của cường quốc thứ ba châu Á này. Vừa qua tại hội nghị của BRICS (gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi), New Dehli đã chủ động đề nghị thành lập một quân hàng của tổ chức này, thay vì bị chi phối bởi ngân hàng thế giới, hay quỹ tiền tệ quốc tế vốn đã bị Mỹ và châu Âu lũng đoạn.
Phải nói rằng, để chiêu dụ được Ấn Độ đồng lòng với mình chống Trung Quốc, Mỹ cần phải mang đến cho Ấn Độ nhiều quyền lợi hơn nữa, và trên hết là chứng tỏ sự chân thành. Chuyến đi sứ này của Ngoại trưởng John Kerry chính là với mục đích ấy. Xoa dịu những ấm ức của New Dehli, làm ấm nóng mối quan hệ, và bày tỏ sự chân thành của Mỹ với quốc gia này. Việc ông John Kerry gặp gỡ các “nguyên lão đầu triều” trước khi gặp tới “chúa công” của Ấn Độ nhằm hai mục đích, hiểu nội các mới của quốc gia này, và thuyết phục họ đồng thuận với quan điểm của Mỹ trước khi thuyết phục ngài Modi. Chuyến thăm đầu tiên của ông Kerry kể từ khi ông Narendra Modi lên nắm quyền này có ý nghĩa then chốt trong mối quan hệ bang giao giữa hai nước trong công cuộc xóa bỏ nghi kỵ và thuyết phục Ấn Độ liên minh chống Trung Quốc.
Trong lịch sử Trung Quốc, chuyến thăm này của ông Modi nói một cách hình ảnh không khác gì Gia Cát Lượng phục mệnh Lưu Bị sang Ngô để liên minh đánh Tào trong đại chiến Xích Bích để từ đó hình thành thế chân vạc sau này. Gia Cát Lượng trước cũng phải lớn tiếng lấn át quần hùng Giang Đông, sau mới thuyết được minh chủ Đông Ngô.
Nhìn vào những nước cờ mà ông Modi vừa đi trong vài tháng nhậm chức, có thể thấy rằng đây là một lãnh đạo đầy thực dụng và quyết đoán. Với Trung Quốc, là kẻ thù của Ấn Độ, nhưng ông Modi cũng muốn các nước lớn hiểu rằng Ấn Độ sẵn sàng hợp tác trong hòa bình để phát triển kinh tế của mình, vì thế mà Ngoại trưởng Vương Nghị là người đầu tiên được Modi chính thức tiếp xúc.
Điều này cho thấy giữa Trung và Ấn đang có mối quan hệ lợi ích kinh tế không nhỏ. Một khi liên thủ với Mỹ, mối lợi ích này có thể mất bất kỳ lúc nào, và Mỹ sẽ phải cung cấp cho Ấn Độ những quyền lợi lớn hơn mới hòng có thể thay chân Trung Quốc trong sự hợp tác kinh tế Ấn – Trung. Tuy nhiên, xét toàn bộ cục diện mối quan hệ bang giao giữa Trung và Ấn thì có thể nhận thấy rằng sự hợp tác kinh tế đó đơn thuần chỉ là trục lợi, không liên quan đến vấn đề chân thành hay chiến lược. Bởi trong lịch sử, dù khi có mối quan hệ tốt đẹp với nhau, cụ thể là giữa Ấn Độ và phe Xã hội chủ nghĩa nhưng Trung Quốc vẫn có thể gây ra cuộc chiến tranh biên giới hòng tước đoạt một phần lãnh thổ của Ấn. ọ hợp tác kinh tế với nhau nhưng trong bản đồ mới công bố gần đây của Trung vẫn có nguyên một bang Arunachai Prades của Ấn.
Mục đích của Modi lúc này, có lẽ ông đã thừa hiểu rằng không sớm thì muộn sẽ phải đứng về liên minh nào đó để đối phó với sự lộng hành của Trung Quốc, điều quan trọng là càng giữ thế trung lập bao nhiêu thì Ấn Độ càng có thể hưởng lợi bấy nhiêu từ những món quà của các cường quốc. Vì sao Ấn Độ phải phá thế trung lập để liên minh trong tương lai? Thời điểm đó là khi Trung Quốc không tự kìm chế được mình và có khả năng gây hại cho Ấn Độ. Còn Ấn phải tham gia liên minh để kìm chế Trung, càng kìm chế được quốc gia này đồng nghĩa với việc tránh được chiến tranh với họ.
Nhưng một khi Trung Quốc giở mặt, Ấn Độ sẽ đứng về phía ai? Nói thẳng, không Nga thì Mỹ, Ấn buộc phải lựa chọn. Tuy nhiên, cứ đà này, chủ nghĩa tự cô lập của Nga và sự cô lập mà Mỹ, EU dành cho Nga sẽ khiến Moscow đứng về phía Bắc Kinh. Dù trong quá khứ, Nga - Ấn có nhiều thiện cảm, nhưng hiện tại, đứng về phía Nga đồng nghĩa với việc Ấn phải đứng chung chiến lũy với kẻ thù. Nếu buộc phải chọn, ngoài Mỹ ra thì Ấn Độ không còn lựa chọn nào khác.
Hiện tại, Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng hình ảnh cường quốc trong mọi mối quan hệ quốc tế, mọi khu vực, đặc biệt ở châu Á. Nhật vừa ghi điểm tại Mỹ Latinh khi cùng chính phủ Brazil đưa ra tuyên bố chung phản đối Trung Quốc bành trướng. Và trong mối quan hệ với Ấn Độ, hai quốc gia ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau. Hợp tác kinh tế đôi bên tăng chóng mặt, dự kiến đạt 25 tỷ USD trong năm sau. ODA của Nhật bơm vào Ấn Độ mạnh mẽ, đặc biệt trong các linh vực xây dựng dân sự cũng như quân sự.
Phải nói rằng Nhật Bản đang cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư thương mại tại thị trường Ấn Độ. Khi New Dehli kêu gọi sự đầu tư của Bắc Kinh đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng thì Tokyo cũng dùng vốn ODA của mình vào cuộc trong chính lĩnh vực ấy. Duy chỉ có điều, Nhật có thể hợp tác quân sự được với Ấn, còn Trung Quốc thì không. Một khi mối quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ tốt đẹp, xuôi chèo mát mái thì Mỹ đứng sau cũng hoàn toàn hưởng lợi. Bởi nếu Ấn – Nhật liên thủ, không khác gì Mỹ đã có cái gật đầu của Ấn Độ. Có thể thấy rằng, tham gia vào chiến lược chống Trung Quốc, Nhật Bản đã luôn đi tiên phong cho Mỹ trong việc xây dựng các mối quan hệ khắp Thái Bình Dương.
Theo Đất Việt
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接