您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bảng xếp hạng quốc gia bỉ】Doanh nghiệp cẩn trọng với làn sóng cắt giảm lao động sau dịch 正文

【bảng xếp hạng quốc gia bỉ】Doanh nghiệp cẩn trọng với làn sóng cắt giảm lao động sau dịch

时间:2025-01-11 08:46:03 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Công ty TNHH PouYuen Việt Nam cắt giảm gần 2.800 lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: Đình bảng xếp hạng quốc gia bỉ

doanh nghiep can trong voi lan song cat giam lao dong sau dich
Công ty TNHH PouYuen Việt Nam cắt giảm gần 2.800 lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: Đình Nguyên

Điển hình như mới đây, Công ty PouYuen Việt Nam thông báo chính thức cho 2.786 công nhân nghỉ việc từ ngày 5/8. Công ty PouYuen Việt Nam chuyên gia công các loại giày thể thao xuất khẩu, hiện có trên 62.000 lao động. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu tháng 2/2020, nhiều đơn hàng của công ty bị cắt giảm khiến hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong tháng 6, lượng đơn hàng giảm đến 50% và tỷ lệ này tăng dần lên trong tháng 7, 8, 9. Riêng quý IV, công ty vẫn chưa có đơn đặt hàng nào từ đối tác. Theo đó, việc công ty buộc phải cho công nhân nghỉ việc là bất khả kháng.

Trước đó, vào cuối tháng 5 vừa qua, một DN sản xuất quy mô lớn khác trên địa bàn TPHCM là Công ty CP giày da Huê Phong cũng đã cắt giảm 2.200 lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều khách hàng của công ty ở thị trường châu Âu và Mỹ đã hủy đơn hàng, không xuất được hàng vào các thị trường trên.

Theo các chuyên gia, việc thu hẹp sản xuất đến mức phải cắt giảm hàng ngàn lao động chắc hẳn là một quyết định khó khăn. Nó đã chạm đến tình thế tiêu cực nhất là phá sản. Không một DN nào mong muốn điều này. Song, sau Huê Phong, sau PouYuen, hiện còn bao nhiêu DN đang gồng mình chống đỡ với khó khăn do dịch Covid-19, đang tìm mọi cách hoạt động cầm chừng?

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, cắt giảm nhân sự là điều cần tính đến nhưng doanh nghiệp phải tính toán một cách thật hợp lý, có kế hoạch cắt giảm rõ ràng và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Không thể vì khó khăn mà cắt giảm ồ ạt, tuy giải quyết được gánh nặng trước mắt nhưng khi tình hình sản xuất trở lại bình thường, việc tuyển dụng, đào tạo lại gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là đối với lĩnh vực dệt may, da giày, người lao động có tay nghề lâu năm, tay nghề giỏi rất khó tìm.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, đại diện Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp - Cục công nghiệp (Bộ Công Thương), các DN phải linh hoạt để tìm mọi cách vượt qua khó khăn. Hiện có nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ. Thị trường tiêu thụ nội địa với gần 100 triệu dân, dân số trẻ cũng là một cơ hội, lợi thế lớn của các DN Việt. DN Việt nên tận dụng tốt những cơ hội này để cơ cấu lại nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm. Cùng với đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp - Cục Công nghiệp đang tăng cường những giải pháp hỗ trợ qua việc tăng cường kết nối doanh nghiệp trong nước và tìm kiếm đầu ra mới cho sản phẩm.