【kèo manchester united】Cải cách từ phong cách phục vụ
“Số hóa” giao dịch
Nhìn lại một năm qua,ảicáchtừphongcáchphụcvụkèo manchester united hòa chung không khí quyết tâm lớn của ngành Tài chính để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hệ thống KBNN đã thực hiện rà soát và cắt giảm thủ tục không cần thiết, tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Theo đó, nhiều quy trình, quy định được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới qua đó rút ngắn được thời gian giải quyết, nâng cao trách nhiệm của cán bộ tham gia vào các khâu công việc, tạo thuận lợi cho khách hàng có quan hệ với KBNN trong lĩnh vực huy động vốn, kiểm soát chi ngân sách, công tác tổ chức phối hợp thu...
Theo dẫn chứng của Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà, năm 2014 ghi dấu ấn với việc KBNN triển khai thành công Hệ thống thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu ngân sách Nhà nước (NSNN) giữa KBNN với với 4 ngân hàng thương mại như: BIDV, Agribank, Vietinbank và Vietcombank. Những năm trước, công tác thanh toán giữa KBNN cấp huyện với các ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản được thực hiện theo phương thức thủ công, việc giao nhận, xử lý và thanh toán giữa các đơn vị thực hiện hoàn toàn bằng chứng từ giấy. Do đó, việc tập trung các khoản thu NSNN và thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng còn mất nhiều thời gian. Ngân quỹ Nhà nước bị phân tán tại các đơn vị KBNN (hơn 700 đơn vị Kho bạc cấp huyện) dẫn đến quản lý ngân quỹ chưa hiệu quả.
Tính đến thời điểm hiện nay, Hệ thống thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu NSNN đã phủ sóng trên phạm vi toàn quốc, với trên 700 chi nhánh. Bước đầu, dự án đã góp phần điện tử hóa giao dịch thông qua việc cải cách quy trình thu NSNN theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho người nộp thuế.
Nhìn vào khối lượng công việc kiểm soát thu chi “khổng lồ” của hệ thống Kho bạc mới thấy hết được hiệu quả của dự án. Trên toàn hệ thống KBNN, trung bình 1 ngày có khoảng 25.000 lệnh thanh toán đi, với doanh số khoảng 2.500 tỷ đồng (chủ yếu chi ngân sách) và khoảng 36.000 lệnh thanh toán đến (gồm cả thu ngân sách và thu khác). Ngày cao điểm lên đến 30.000 lệnh đi, với doanh số 3.000 tỷ đồng và 100.000 lệnh thanh toán đến thì mới thấy hiệu quả của việc triển khai dự án thanh toán mới này. Tất cả các giao dịch thanh toán được điện tử hóa, sử dụng chữ ký số và thực hiện online, thay thế hoàn toàn phương thức thủ công giao nhận, xử lý và thanh toán bằng chứng từ giấy tại đơn vị KBNN cấp huyện với ngân hàng như trước đây. Ðồng thời tạo thuận lợi cho công tác tập trung các khoản thu NSNN được kịp thời, chính xác, bảo đảm quyền lợi của người nộp thuế, chủ đầu tư, đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Ghi nhận của đơn vị đồng hành cùng với KBNN trong việc triển khai từ giai đoạn thí điểm (tháng 7-2013), Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (ViettinBank) Lê Ðức Thọ cho rằng, việc chuyển từ sử dụng chứng từ giấy và các phương thức giao dịch truyền thống sang chứng từ điện tử, giao dịch trên hệ thống CNTT hiện đại là một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính và tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Với hệ thống thanh toán điện tử song phương, người nộp thuế có thể lựa chọn nhiều kênh thanh toán qua ngân hàng như: Không phải thực hiện giao dịch trực tiếp mà chỉ cần thao tác lệnh thanh toán hoặc nộp NSNN qua internet, tin nhắn... trong vòng vài phút là hoàn tất giao dịch. Điều này góp phần tiết kiệm được nguồn lực, chi phí trong công tác thu, chi NSNN; đồng thời rút ngắn thời gian giao dịch, tăng cường công tác bảo đảm an toàn, chính xác về dữ liệu nộp thuế.
Mô hình Kho bạc thân thiện
Song hành với việc cắt giảm các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch, toàn hệ thống Kho bạc đã không ngừng đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) hướng đến các đối tượng phục vụ. Theo Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Hà, cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Vì vậy, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Để đẩy mạnh cải cách trong hệ thống Kho bạc thì ưu tiên hàng đầu là nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ công chức, bởi cốt lõi của cải cách hành chính là cải cách về tinh thần trách nhiệm, ý thức công vụ của đội ngũ CBCC.
Theo lãnh đạo KBNN, với đặc thù công việc, hàng ngày CBCC hệ thống Kho bạc, nhất là đội ngũ cán bộ làm tại bộ phận “một cửa” thường xuyên tiếp xúc với tiền bạc, tài sản, công việc nhiều phức tạp, cám dỗ. Do vậy, bên cạnh nhiệm vụ quản lý tốt các nguồn thu và kiểm soát các khoản chi chặt chẽ, chi đúng, chi đủ và kịp thời theo quy định, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản của Nhà nước, CBCC KBNN các tỉnh, thành phố đã tích cực xây dựng hình ảnh mới với khách hàng là nhanh và thân thiện, xây dựng tinh thần ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, chấp hành kỷ cương, kỷ luật của Ngành.
Chính vì vậy, khi đưa mô hình “một cửa” đi vào hoạt động, KBNN hướng tới mục tiêu tạo bước chuyển mới trong phục vụ khách hàng, giảm thời gian và chi phí cho khách hàng thông qua việc khách hàng chỉ phải liên hệ với bộ phận chuyên trách từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đóng dấu, trả kết quả cuối cùng…
Tính đến hết năm 2014, hệ thống KBNN thực hiện kiểm soát chi ước đạt 686.790/704.400 tỷ đồng, đạt 97,5% dự toán năm và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2013 (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, các đơn vị KBNN đã phát hiện và yêu cầu bổ sung hồ sơ thanh toán khoảng 37.000 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, số tiền thực từ chối thanh toán là 40 tỷ đồng. Giải ngân vốn đầu tư giải ngân qua hệ thống KBNN ước đạt 282.839 tỷ đồng, bằng 97,3% so với kế hoạch vốn năm 2014 và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2013. Thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán khoảng 90 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán không đúng đối tượng, thủ tục đầu tư không đúng quy định, sai số học... Tổng khối lượng huy động ước đạt 250.000 tỷ đồng, bằng 95,4% kế hoạch được Bộ giao cả năm (262.000 tỷ đồng). Ngoài nhiệm vụ phát hành, KBNN đã thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu đầy đủ, đúng hạn cho các nhà đầu tư. Triển khai công tác phối hợp thu NSNN với 21 hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại 63 KBNN tỉnh, thành phố với 700 đơn vị KBNN quận, huyện và Sở Giao dịch KBNN. |