【liịch epl】Người thầy 30 năm xoá mù chữ cho dân nghèo đầm phá Tam Giang

 人参与 | 时间:2025-01-11 02:58:40

Hơn 30 năm dạy học ở vùng khó

Sinh năm 1960,ườithầynămxoámùchữchodânnghèođầmpháliịch epl không được học hành bài bản như những người khác nhưng 30 năm qua, ông Trần Văn Hòa cùng với lớp học tình thương tại khu vực đầm phá Tam Giang (xã Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đã đi qua bao kí ức của người dân nơi đây, đặc biệt là với hàng trăm người mù chữ, không có điều kiện để đến trường.

{ keywords}

Ông Hòa băng qua đoạn đường toàn ổ gà, ổ voi đến với lớp học tình thương.

Ông Hòa cho biết, vào những năm thập niên 70 của thế kỷ trước, ông đã học qua lớp học kiểu mẫu, sau đó, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc học dở dang.

Sau khi hoàn thành quá trình học “chắp vá”, nhận thấy cuộc sống của người dân quê nhà suốt ngày lênh đênh sóng nước, nhiều trẻ em và người lớn mù chữ, tháng 6/1990, ông Hoà đã quyết định dựng một căn chòi sát bên nhà, mở lớp dạy xoá mù chữ miễn phí cho người dân trong vùng.

Bước đầu, ông chỉ nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để dạy học. Nhưng sau này, ông nhận thấy cần phải dạy chữ cho cả bố, mẹ của các em. Vì thế ông vận động thêm phụ huynh, những người lớn tuổi, đặc biệt là chị em phụ nữ vào lớp học để dạy.

{ keywords}

Thầy Hòa bắt đầu buổi dạy học.

Tiếng lành đồn xa, lớp học tình thương giúp người dân nghèo của “thầy Hòa” được nhiều người biết đến. Cùng với đó, mỗi ngày trôi qua lại có thêm nhiều người dân và trẻ em trong vùng đến nhờ thầy dạy chữ.

Trước những ước mơ lớn lao của người dân địa phương về việc được đi học, nâng cao nhận thức và mong muốn trở thành thầy giáo, năm 2006, ông đi học lại cấp bậc THPT. Sau khi lấy được tấm bằng bổ túc lớp 12 vào 2008, ông Hoà học thêm 3 tháng nghiệp vụ sư phạm để nâng cao kĩ năng dạy học của mình.

Thấu hiểu việc làm ý nghĩa và những khó khăn, vất vả trong việc tổ chức chạy học của ông Hòa, năm 2000, Tổ chức ACWP – Hoa Kỳ thông qua chính quyền địa phương đã tài trợ vốn, xây dựng căn nhà cấp 4, với diện tích là 30m2 làm điểm trường cho ông Hòa dạy học cho bà con trên địa bàn.

Bỏ thời gian và công sức dạy xoá mù chữ hơn 30 năm nay và chưa bao giờ nhận một đồng tiền trợ cấp, nhưng khi được hỏi, ông Hoà vẫn vui vẻ đáp rằng ông không nhận trợ cấp, chỉ muốn dạy học cho người dân ở đây đến khi nào sức khoẻ không cho phép thì dừng.

{ keywords}
Chị Nguyễn Thị Mại (SN 1959) - học sinh cao tuổi nhất lớp.

“Thời điểm này, có rất nhiều người tốt nghiệp bằng đại học chính quy nhưng vẫn không có việc, tôi học hành chắp vá như này cũng không mong gì hơn, chỉ mong người dân trong làng, từ người già đến trẻ nhỏ biết đọc, biết viết, xóa nạn mù chữ”, ông Hoà chia sẻ.

Tính đến nay, “thầy Hoà” là người duy nhất ở huyện Phú Vang mở lớp học tình thương này.

“Biết chữ, có bắt được nhiều cá hơn không thầy?”

Đó là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong những năm dạy học của ông Hoà trong khoảng thời gian hơn 30 năm mở lớp dạy học tình thương.

Từ những ngày đầu nảy ra ý tưởng dạy cho bà con chữ viết, vị thầy giáo làng này đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động bà con đi học bởi cuộc sống ở đây khó khăn, người dân quanh năm chỉ biết sống với nghề chài lưới.

{ keywords}
Ông Hòa tận tình dạy chữ cho các “học sinh” lớp 1.

Vào những năm ở thập niên 90 của thế kỷ trước, lúc người dân ở thôn chưa có điện, có nước máy để sử dụng, quãng đường từ thôn đến với trường học quá xa, thương cho những học trò nhỏ vất vả nên ông quyết định thuê khoảng sân của một gia đình cách nhà 3km, xin một vài bộ bàn ghế cũ, một chiếc bảng viết phấn. Cứ thế lớp xoá mù cho khoảng 20 người lớn tuổi của xã được ra đời.

“Biết chữ, lúa có lên nhanh, có bắt được nhiều cá hơn không thầy?” - đó là câu hỏi của một học trò tham gia lớp học tình thương hỏi ông Hòa vào năm 1995 khiến ông Hòa nhớ mãi.

Ông Hòa cho biết, thời điểm đó, cuộc sống của người dân vùng đầm phá Tam Giang gắn liền với những chiếc ghe lênh đênh suốt ngày trên dòng nước.

“Vì cuộc sống mưu sinh, có nhiều gia đình 2 – 3 thế hệ sinh sống từ đời này qua đời khác trên mặt nước, cuộc sống khổ cực.

Nhiều người trong số họ, khi được vận động đến lớp, họ vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học, chỉ một suy nghĩ duy nhất trong đầu là làm gì để có được cái ăn, cái mặc qua ngày…”, ông Hòa tâm sự.

{ keywords}
Chị Trần Thị Sang (SN 1967) - lớp trưởng lớp học tình thương theo học lớp xóa mù chữ do ông Hòa giảng dạy.

Cũng từ câu hỏi ngây thơ của người học trò năm đó, suốt quãng đời dạy học miễn phí của mình, ông Hòa cứ mãi đau đáu với suy nghĩ phải làm mọi cách để nâng cao dân trí cho bà con trong vùng.

Vì là lớp xoá mù chữ nên ông Hoà chỉ dạy môn tiếng Việt và Toán học từ lớp 1 đến lớp 4 để giúp các em biết đọc thông viết thạo.

Sau đó, nếu em nào có nguyện vọng đi học, ông Hoà sẽ giới thiệu ra các điểm trường chính của huyện. Suốt 30 năm qua, nhờ có sự nỗ lực từ ông Hoà nên những suy nghĩ có phần bình dị khi chưa hiểu được lợi ích từ việc biết chữ, biết số của bà con vùng sông nước giờ đây đã có sự thay đổi.

Chị Nguyễn Thị Mùi, một học sinh tại lớp học tình thương, chia sẻ, với việc thấy được tầm quan trọng của chữ viết, giờ đây những buổi tuyên truyền về các phương thức canh tác của chính quyền, chị luôn tự tin tham gia bởi giờ đây không còn bị “giặc dốt” làm phiền nữa.

“Gia đình tôi có 6 người con, nhưng chắc hẳn có khó khăn mấy tôi cũng cho chúng nó học tới nơi tới chốn”, chị Mùi chia sẻ.

Có lẽ, từ những ngày đầu vận động bà con và trẻ nhỏ đi học tới giờ, ông Hoà cũng không thể nghĩ rằng sẽ có nhiều em thi đỗ đại học, đi nước ngoài…như bây giờ.

Anh Nguyễn Trọng Ngọc, bước ra từ lớp học này, giờ đây đã sinh sống ở Canada. Cậu học trò nghèo Nguyễn Văn Muống, từ một trẻ nhỏ suốt ngày lênh đênh cùng với cha mẹ trên mặt nước giờ và được ông Hòa vận động đến lớp, giờ cũng đã trở thành sinh viên ngành Công nghệ sinh học, Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Tạm biệt ông Trần Văn Hoà, chúng tôi chợt nhớ lại những câu hát trong bài “Người lái đò thầm lặng” của tác giả Văn Sang: “Như cánh buồm đầy khát vọng, như cuộc đời thầy đơn sơ bên bục giảng, thầy lặng thầm nhìn học sinh thân yêu, thầm lặng thềm bên trang giáo án cuộc đời”.

Quang Thành - Bảo Lâm

Cuộc tình đặc biệt của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký với 2 chị em ruột

Cuộc tình đặc biệt của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký với 2 chị em ruột

Trong lúc thập tử nhất sinh, bà nói với chồng: "Nếu như em có mệnh hệ gì, anh cố gắng thương lấy 'cái Đậu' vì chồng nó cũng mất sớm. Giúp dì dạy dỗ các con". 

顶: 447踩: 76