Giải trí là nhu cầu chính đáng của người lao động. Trong ảnh: Công nhân lao động làm việc tại Khu Công nghiệp Phú Bài (ảnh minh họa) Thiếu hình thức giải trí Thiếu các hình thức vui chơi,ónângcaođờisốngvănhóacôngnhâblu ket qua bong da truc tuyen giải trí là chia sẻ của anh Bùi Khắc Kiên, người lao động làm việc tại Khu Công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy). Với anh Kiên, việc vui chơi, giải trí sau giờ làm việc chỉ “gói gọn” trong các cuộc liên hoan với đồng nghiệp hoặc giải trí thông qua tivi, máy tính và mạng xã hội. Đó cũng là tình trạng chung của không ít công nhân lao động (CNLĐ) trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê từ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, có đến 80,6% CNLĐ được hỏi trả lời bản thân thường xuyên xem phim, đọc báo, chơi game hoặc trao đổi trên mạng xã hội vào giờ nghỉ. Con số trên cho thấy nhu cầu thụ hưởng văn hóa của CNLĐ tại các khu công nghiệp đang cần được quan tâm. Bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thông tin, trong số 8 doanh nghiệp được đơn vị khảo sát, có 2 doanh nghiệp có phòng đọc sách cho CNLĐ và có chế độ khuyến khích CNLĐ đọc sách là Công ty CP nguyên liệu giấy Phú Lộc và Công ty TNHH Hbi Huế. Việc tổ chức hội thi, hội thao, hội diễn chỉ được duy trì thường xuyên tại số ít doanh nghiệp, còn lại không thường xuyên tổ chức do thiếu thiết chế tại doanh nghiệp và khu công nghiệp. Mặt khác, áp lực về thời gian làm việc và năng lực tổ chức, năng lực vận động của cán bộ công đoàn cơ sở còn yếu. Các loại hình câu lạc bộ (CLB) văn hóa, thể thao, CLB về giới… không được tổ chức, chỉ duy nhất Công ty Scavi có CLB Bóng đá nam, nữ và CLB Âm nhạc. Xây dựng đời sống văn hóa luôn là vấn đề được các cấp công đoàn quan tâm (Trong ảnh: Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Khoa Hoài Hương thăm hỏi, động viên người lao động) Từ kết quả khảo sát về nhu cầu văn hóa của CNLĐ, thời gian qua, LĐLĐ tỉnh đã có sự điều chỉnh trong chương trình hoạt động văn hóa, thể thao ở cấp tỉnh, hướng về cơ sở, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của CNLĐ. Nhân các ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán, các cấp công đoàn duy trì nhiều hoạt động thiết thực như: Tháng Công nhân, Tết Sum vầy, Phiên chợ nghĩa tình, các hội thao, giải thể thao, liên hoan tiếng hát cơ sở. Tuy nhiên, việc thiếu các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của CNLĐ cũng là một rào cản lớn. Tiếp tục quan tâm đời sống tinh thần cho người lao động Bên cạnh tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ, việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, quan hệ lao động ổn định và đội ngũ công nhân có nếp sống, tác phong làm việc chuyên nghiệp cũng được các cấp công đoàn đặc biệt quan tâm. Ông Trần Hữu Cáo, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh cho biết, việc xây dựng đời sống văn hóa được đơn vị gắn liền với xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và xây dựng con người mới, qua đó tập trung xây dựng đội ngũ CNLĐ chuyên nghiệp, hiện đại, có ý thức. Năm 2019, Công đoàn Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh tổ chức 4 lớp tuyên truyền, tập huấn tại các công đoàn cơ sở, được đông đảo CNLĐ hưởng ứng tham gia và doanh nghiệp đánh giá cao. Mở rộng toàn tỉnh, các cấp công đoàn tập trung tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa gắn với việc cải cách hành chính, thực hiện kỷ cương, dân chủ, đoàn kết; gương mẫu thực hiện các quy định nếp sống văn minh, đẩy lùi tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan và hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh”, “Giờ thứ 9 Xanh - sạch - sáng”… Việc truyền thông, đối thoại tại diễn đàn “Nghe công nhân nói, nói với công nhân” đã có tác động tích cực đến việc tuyên truyền pháp luật lao động tại cơ sở. LĐLĐ tỉnh đã đổi mới hình thức tuyên truyền như: “Chuyến xe công đoàn”, chương trình phát thanh công đoàn, truyền thông trên mạng xã hội từng bước thu được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các cấp công đoàn luôn chủ động phối hợp chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua đó, những tâm tư, nguyện vọng và khó khăn, vướng mắc của công nhân, viên chức, lao động được kịp thời phản ánh và giải quyết, góp phần giúp đơn vị khắc phục khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Tuy nhiên, hoạt động phong trào có nơi còn nặng tính hình thức, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng và chiều sâu nên chưa lôi cuốn đoàn viên tích cực tham gia. Nội dung tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở còn đơn điệu, chưa phù hợp với nhu cầu của CNLĐ… “Việc chăm lo phúc lợi về mặt văn hóa, tinh thần cũng là phương pháp để tổ chức công đoàn giữ chân đoàn viên của mình khi có tổ chức đại diện NLĐ khác cạnh tranh. Thời gian tới, môi trường lao động, văn hóa, đời sống vật chất, tinh thần của CNLĐ tiếp tục là vấn đề được các cấp công đoàn quan tâm sâu sắc và có nhiều đổi mới trong hoạt động. Bên cạnh đó, dự án Khu thiết chế công đoàn tại Khu Công nghiệp Phú Bài gồm các hạng mục như: nhà ở, nhà văn hóa, quảng trường, siêu thị, sân chơi thể thao… đang trong quá trình khảo sát nhu cầu và triển khai cũng là một hướng mở để giải quyết phần nào tình trạng trên”, bà Nguyễn Khoa Hoài Hương cho biết thêm. Bài, ảnh: MINH NGUYÊN |