| Không vì sức ép giải tỏa ùn tắc hàng hóa mà coi nhẹ phòng chống Covid 19 | | Doanh nghiệp du lịch tìm cách vượt khó thời dịch Covid-19 | | Mua bán qua mạng gia tăng giữa mùa dịch | | Doanh nghiệp vận tải triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch corona |
| Nhiều DN đang tìm cách thay đổi thị trường,ệpgiữamùadịbd bxh u23 chau a chuyển hướng sản xuất để chống chọi với tình hình dịch bệnh Covid-19. Ảnh: ST. |
Chuyển hướng kinh doanh Nói về việc chuyển hướng sản xuất để bù đắp thiệt hại, ông Nguyễn Tôn Quyền, ủy viên Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay, dịch bệnh tại Trung Quốc đã làm giảm mạnh hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của các DN. Tuy nhiên, xuất khẩu dăm gỗ mang lại giá trị không cao, không phát triển bền vững vốn rừng nên giảm xuất khẩu dịp này sẽ giúp bổ sung nguồn nguyên liệu gỗ trong nước để sản xuất ván nhân tạo, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Ông Quyền cũng cho biết, đã có một số DN chuyên làm dăm gỗ xuất khẩu đã tự đầu tư mua trang thiết bị sản xuất gỗ ván ép để chuyển đổi, với hy vọng không những thoát được khó khăn mà sẽ tạo ra sự tăng trưởng mạnh hơn nhờ mặt hàng giá trị cao này. Thực tế cho thấy, nhiều DN đã rất tích cực chuyển hướng sản xuất, xuất khẩu, thậm chí thay đổi cả kế hoạch sản xuất kinh doanh để ứng phó, tận dụng cơ hội trong mùa dịch bệnh này. Đại diện Công ty Cổ phần Lavifood cho hay, với tình hình thanh long rớt giá do không xuất khẩu được đi Trung Quốc, Lavifood đã và đang mở rộng thu mua và chế biến thanh long với thành những sản phẩm đa dạng, chất lượng như nước ép, sấy khô, sấy dẻo, đông lạnh, đặc biệt là dòng sản phẩm nước thanh long tươi 100% tự nhiên sắp được tung ra thị trường... Nếu hoạt động hết công suất, các nhà máy của Công ty có thể xử lý hơn 500 tấn nguyên liệu mỗi ngày, từ đó không chỉ giúp giải phóng đầu ra cho nông dân mà còn tạo thành chiến lược kinh doanh lâu dài cho người dân và DN. Nhưng để làm được điều này, Lavifood đã phải thay đổi kế hoạch kinh doanh của năm 2020, nên rất cần chính sách hỗ trợ các nhà máy chế biến. Cùng với đó, ngành đang chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh là du lịch cũng đã có nhiều giải pháp để khắc phục. Mới đây, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) cho biết, từ đầu tháng 3, DN sẽ triển khai chương trình kích cầu lần 1 năm 2020 trong toàn hệ thống. Theo đó, tất cả các đơn vị Saigontourist Group áp dụng chính sách giá linh hoạt, các hình thức khuyến mãi, hậu mãi, các giá trị cộng thêm nhằm tăng ấn tượng đối với khách hàng. DN này nhận định đây sẽ là một trong những chiến dịch kích cầu quy mô nhất của Tổng công ty từ trước đến nay. Chương trình giúp khách hàng có thể được tiếp cận những gói dịch vụ, combo giảm giá từ lưu trú, ẩm thực đến tour du lịch trong và ngoài nước, có giảm giá có thể lên trên 50%... Không chỉ các DN du lịch, các hãng hàng không cũng đã tìm cách để chuyển hướng thị trường. Ngày 13/2, hãng hàng không Vietjet đã công bố mở loạt 5 đường bay thẳng kết nối các thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng với thủ đô New Delhi và thành phố Mumbai của Ấn Độ. Bởi hiện nay, để tháo gỡ khó khăn cho các DN du lịch chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, cơ quan nhà nước đã tính đến phương án miễn thị thực visa cho một số thị trường như Australia, Canada, New Zealand, Ấn Độ, Nga… Điều này được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng lượng khách du lịch, thay thế lượng lớn khách Trung Quốc đang bị hạn chế đi lại. Vì lợi ích lâu dài Cũng trong khoảng thời gian này, trên các phương tiện thông đại chúng cũng như mạng xã hội đã nhiều lần đưa thông tin, hình ảnh người dân xếp hàng để mua khẩu trang bình ổn giá hoặc xếp hàng nhận khẩu trang miễn phí. Đáng lưu ý là đơn vị bán hay phát khẩu trang đều là các DN tư nhân với mục đích phục vụ vì cộng đồng. Chia sẻ về vấn đề này, ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI cho biết, ngay sau khi nhà máy đạt chuẩn GMP của DN được Bộ Y tế cấp phép và đi vào vận hành tại khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, DN đã quyết định huy động toàn bộ nhân lực, nguồn lực, chạy đua với thời gian, gác lại mọi kế hoạch sản xuất các sản phẩm khác để dồn sức sản xuất sản phẩm gel khô rửa tay kháng khuẩn. Trước mắt, DN sẽ tặng miễn phí sản phẩm qua các kênh khác nhau, sau đó mới tính tới chuyện đem sản phẩm bán tới tay người tiêu dùng với cam kết bình ổn giá. Tương tự, một số công ty dệt vải cũng đã chuyển hướng sang làm sản phẩm vải không dệt kháng khuẩn để phục vụ nhu cầu may khẩu trang của các DN may mặc. Nhiều DN cũng cho biết đây đều là sản phẩm mới DN chưa từng làm nên không chỉ cần nhân lực biết làm mà phải có máy móc kỹ thuật đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, sự đánh đổi đầu tư này hoàn toàn xứng đáng bởi khi dạo quanh các cửa hàng, đại lý của các cơ sở dệt may có sản xuất khẩu trang, chúng ta sẽ thấy được một lượng khách rất lớn hỏi mua. Thậm chí, các cửa hàng này còn phải quy định hạn chế số lượng cho mỗi khách mua mà vẫn “cháy” hàng. Có thể thấy, đây là những hành động mang tính trách nhiệm xã hội của DN. Tuy nhiên, xét trên góc độ kinh tế và thương mại thì đây cũng là chiến lược kinh doanh rất khôn khéo của các DN. Họ lựa chọn theo phương châm “thả con săn sắt, bắt con cá rô”, chấp nhận bỏ ra một khoản lợi nhuận nhỏ trước mắt để thu về những lợi ích về lâu về dài. Theo đó, những việc làm này sẽ tạo thành hiệu ứng lan tỏa, giúp người tiêu dùng nhớ đến tên thương hiệu cho những lần lựa chọn mua bán sau này. Trong khi, những cửa hàng, DN bán khẩu trang với giá “cắt cổ” để trục lợi, găm hàng, tạo khan hiếm giả thì đã bị các cơ quan chức năng xử lý cũng như nhận được ý kiến bất bình từ người tiêu dùng. Vì thế, những hành động mang tính thiện nguyện của nhiều DN thời gian qua tuy là hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa rất lớn và thiết thực không chỉ cho xã hội mà còn cho chính sự phát triển của DN sau này. |