您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【tỷ số trận ac milan】Tìm cách “cứu” ngành bán lẻ: Còn kịp?

Cúp C234687人已围观

简介Nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài đã và đang đổ bộ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam. Ảnh: Ng ...

tim cach cuu nganh ban le con kip

Nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài đã và đang đổ bộ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam. Ảnh: Nguyễn hà.

Bán lẻ Việt Nam chưa hết hấp dẫn

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và Bộ Tư pháp phải xây dựng hoàn chỉnh dự thảo Nghị định định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Nghị định thay thế Nghị định 23/2007/NĐ-CP), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2017. Trong đó, bổ sung nguyên tắc xem xét, cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa hoặc hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, thực hiện quyền phân phối bán lẻ tại Việt Nam trong trường hợp chưa cam kết hoặc mở rộng hơn, nhanh hơn so với cam kết quốc tế theo hướng không nới lỏng hơn các điều kiện, mở rộng hơn, sớm hơn cam kết quốc tế.

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO. Đây cũng chính là mốc thời gian đánh dấu sự có mặt của các nhà phân phối nước ngoài. Giai đoạn đầu, nhà phân phối nước ngoài được thực hiện hoạt động phân phối dưới hình thức bắt buộc là liên doanh với đối tác Việt Nam (phần vốn góp không quá 49% cổ phần). Từ 1/1/2008, các doanh nghiệp được phép hoạt động dưới hình thức liên doanh nhưng không bị hạn chế về tỉ lệ vốn góp (có thể lên tới 99,99%). Và đến 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở toang khi nhà đầu tư nước ngoài được thành lập DN 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ.

Với sự mở cửa này, mấy năm trở lại đây, các nhà bán lẻ nước ngoài đã nhanh chóng, tích cực đổ bộ vào Việt Nam. Trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng khi có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ người dân đến các trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Đáng chú ý, với quy mô 110 tỷ USD (2016) và dự báo sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Những thương hiệu đình đám về bán lẻ từ Thái Lan (Central Group), Hàn Quốc (Lotte), Nhật Bản (AEON)… đến thời điểm này không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam ở các đô thị lớn. Theo đó, DN ngoại vào Việt Nam bằng nhiều con đường như mua bán, sáp nhập, liên kết với DN nội để hình thành chuỗi bán lẻ cho mình. Không chỉ vậy, hàng hóa Thái, Nhật, Hàn Quốc… cũng tràn vào Việt Nam theo con đường “bán lẻ” nhờ giảm thuế theo cam kết của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia.

Có thể thấy, sự đổ bộ của các tập đoàn bán lẻ lớn cũng tạo nên sự sôi động nhất định cho thị trường bán lẻ Việt Nam cũng như người dân được tiếp cận với kênh bán lẻ hiện đại. Bên cạnh đó, sự nhập cuộc của nhà đầu tư nước ngoài ở một khía cạnh nào đó là động lực để DN nội vươn lên. Song sức ép của các nhà bán lẻ ngoại đối với các DN cũng là điều đáng bàn.

Thêm mối lo

Ông Hoàng Thọ Xuân, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, sự "đổ bộ" của các DN FDI vào phân ngành bán lẻ khiến cho các DN trong nước thêm phần mệt mỏi khi còn phải cạnh tranh với hàng ngoại trên “sân nhà”. Với lợi thế về vốn, quy mô, quản trị, sự chuyên nghiệp, DN FDI “ăn đứt” các DN nội và thâu tóm thị trường bán lẻ. Thống kê cho thấy, doanh số bán lẻ của khối FDI chỉ chiếm khoảng 4% nhưng doanh số bán ra tại một điểm bán lẻ của khối FDI cao gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 7-8 lần so với doanh số một siêu thị nội. Việc DN FDI chiếm địa bàn đô thị lớn được ông Xuân ví von với hình ảnh “con voi ăn hết miếng ngon ở các đô thị, nhè lại thị trường nông thôn với sức mua rất yếu, khả năng thanh toán có hạn, đường sá khó khăn”.

Nhiều chuyên gia khác cũng bày tỏ lo ngại về sự lép vế của DN nội trong “cuộc đua bán lẻ” khi mà sự chuẩn bị của chúng ta còn chưa đầy đủ và chưa có chiến lược ở cả 3 cấp: Nhà nước, ngành và DN. Tương lai thâu tóm thị trường bán lẻ của DN nước ngoài không còn xa nếu chúng ta chậm chân. Hiện tại, hàng hóa nước ngoài đã tràn vào Việt Nam qua các kênh bán lẻ này và đẩy hàng hóa Việt ra khỏi hệ thống. Câu chuyện hàng Việt bị “dồn” vào chân tường khi Big C đòi tăng chiết khấu khiến hàng Việt đứng trước nguy cơ bị đẩy ra khỏi hệ thống siêu thị dường như vẫn còn đó.

Sự lo lắng này có lẽ không còn dừng ở cấp chuyên gia nữa mà đã tới cấp Chính phủ. Điều này thể hiện khá rõ trong cuộc họp về tình hình, giải pháp quản lý, phát triển thị trường bán lẻ và dự thảo nghị định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư ngước ngoài tại Việt Nam do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì.

Phó Thủ tướng bày tỏ quan điểm, thực tế công tác quản lý đối với thị trường phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước vừa qua cho thấy nhận thức của các bộ, ngành và địa phương về việc mở cửa thị trường còn chưa thực sự thống nhất; việc thực hiện phân tích nhu cầu kinh tế ở nhiều địa phương còn mang tính hình thức, chưa đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng; việc kiểm soát chấp hành pháp luật trong hoạt động của DN phân phối có vốn đầu tư nước ngoài chưa hiệu quả, chưa có các biện pháp hỗ trợ hợp lý để DN trong nước phát triển, mở rộng hệ thống phân phối trong nước.

Lo “làm chuồng”

Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam như thế nào đã được giới chuyên gia “mổ xẻ” rất nhiều qua các cuộc hội thảo, ở nghị trường Quốc hội… Dù muộn nhưng việc cấp bách tìm giải pháp để giữ được hệ thống bán lẻ lúc này là hết sức cần thiết, bởi hệ thống phân phối rất quan trọng, ai nắm được hệ thống phân phối thì người đó thắng.

Chính vì thế, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu đồng loạt 4 bộ và các địa phương cùng vào cuộc để tìm giải pháp “cứu” ngành bán lẻ. Theo đó, 3 bộ gồm: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian tới sẽ phải phối hợp với các địa phương, rà soát, điều chỉnh quy định trong lĩnh vực bán lẻ, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc triển khai thực hiện, nhất là đối với việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ DN phân phối bán lẻ trong nước phát triển; chấn chỉnh các địa phương tuân thủ theo đúng quy định liên quan của pháp luật trong cấp phép, quản lí hoạt động phân phối, bán lẻ cho DN FDI; tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Bộ Tài chính tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán buôn, bán lẻ của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài về thuế, giá để ngăn chặn các hành vi chuyển giá, trốn thuế và thực hiện truy thu thuế theo đúng quy định; chia sẻ kết quả thanh tra, kiểm tra để các bộ, ngành, địa phương làm cơ sở xem xét, cấp phép doanh nghiệp FDI thành lập cơ sở bán lẻ mới.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài" và "tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài" quy định tại Luật Đầu tư để quản lí được các nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam. Các địa phương tích cực hỗ trợ phát triển DN và mạng lưới phân phối bán lẻ trong nước thông qua việc bố trí quỹ đất, mặt bằng dành cho hoạt động phân phối, nhất là đối với DN trong nước; quản lí chặt chẽ việc phát triển mạng lưới bán lẻ của DN FDI theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là việc áp dụng thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế.

Tags:

相关文章