【ca cuoc the thao m88】Có nên đặt kỳ vọng vào cơ chế mua nợ xấu mới của VAMC?

nợ xấu ngân hàng

Ảnh TL minh họa

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết tại một báo cáo phát hành chiều muộn ngày 8.9.

Báo cáo cho biết,ónênđặtkỳvọngvàocơchếmuanợxấumớicủca cuoc the thao m88 tính đến cuối tháng 8.2015, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua được 77.355 tỷ đồng nợ xấu, phát hành trái phiếu đặc biệt được 68.000 tỷ đồng. So với đầu năm, VAMC đã đẩy mạnh mua nợ xấu trong quý II và quý III, từ đó đạt được mục tiêu mua 70.000-100.000 tỷ đồng trong năm 2015.

Tính từ khi bắt đầu xử lý nợ xấu đến nay, VAMC đã mua khoảng 208.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó mới chỉ xử lý được khoảng 11.300 tỷ đồng.

Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6.9.2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC có hiệu lực kể từ ngày 15.10.2015, sau thời điểm Ngân hàng Nhà nước cam kết đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 3%. Cơ chế mua nợ theo giá thị trường sẽ được thí điểm trong quý IV với kế hoạch dự kiến là mua 500 - 700 tỷ đồng, tương đương ¼ vốn điều lệ hiện tại của VAMC.

Nhiều quy định cụ thể hơn

VDSC cho rằng, Thông tư 14 được kỳ vọng hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu bằng cách bổ sung khá đầy đủ và chi tiết các quy định về phát hành, sử dụng và trích lập dự phòng rủi ro và thanh toán trái phiếu đặc biệt (TPĐB) của VAMC.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định thêm nhiều vấn đề liên quan đến phương thức bán nợ so với thông tư cũ.

Công ty này phân tích, theo quy định mới, trái phiếu do VAMC phát hành để mua nợ theo giá thị trường có một số điểm khác so với TPĐB: Hệ số rủi ro là 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); mức trích lập dự phòng là 0; thời hạn trái phiếu là 1 năm, và có thể gia hạn thêm 3 năm so với thời hạn ban đầu nếu được sự đồng ý của trái chủ.

Theo chuyên viên ngành của VDSC, sự khác biệt trên cho thấy, các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể có lợi về mặt an toàn hoạt động nếu bán nợ cho VAMC theo giá thị trường, đổi lại, TCTD có thể phải chịu mức xóa nợ lớn hơn do mức trích lập dự phòng đối với loại trái phiếu này là 0.

Ngoài ra, loại trái phiếu mới cũng có thời hạn ngắn hơn so với TPĐB, do đó, tạo điều kiện để VAMC xoay vòng vốn nhanh hơn để mua các khoản nợ mới.

Hai vấn đề quan ngại

Điểm trọng yếu của Thông tư 14 là mở ra kỳ vọng mới về tiến trình xử lý nợ xấu của VAMC thông qua việc quy định chi tiết về việc mua lại nợ xấu theo giá thị trường. Tuy nhiên, xem xét vấn đề này, VDSC cho rằng: “Nhà đầu tư chưa nên đặt nhiều kỳ vọng từ đây”.

“Mặc dù đồng ý rằng thông tư mới sẽ “tiếp sức” cho quá trình xử lý nợ xấu song chúng tôi vẫn còn quan ngại hai vấn đề”, báo cáo viết.

Theo đó, với mức vốn điều lệ mới 2.000 tỷ đồng, việc mua nợ theo giá thị trường của VAMC sẽ bị hạn chế ở giá trị và khối lượng các khoản nợ xấu có thể mua. Mới đây, VAMC cũng đã đề xuất Ngân hàng Nhà nước tăng vốn điều lệ thêm 1.500 tỷ đồng để tạo điều kiện cho phương án mua nợ theo giá thị trường. “Có thể ngầm hiểu là với năng lực vốn của VAMC, cơ chế mới có lẽ chỉ hỗ trợ một phần nhỏ trong tiến trình xử lý nợ xấu”, báo cáo cho hay.

Cùng với đó, theo Thông tư, VAMC có quyền chủ động hơn đối với việc định giá các khoản nợ và bán nợ xấu, tuy nhiên, các quy định về pháp lý liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo (đặc biệt là tài sản đảm bảo bằng bất động sản) vẫn gây cản trở đối với việc bán nợ của VAMC./.

Duy Thái

Thể thao
上一篇:Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
下一篇:Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi