【soi kèo trận sevilla】Những “chiến sĩ” tiên phong vì sự phát triển y khoa

Nhà cái uy tín 2025-01-11 00:24:30 15

Nghề y luôn bận rộn,ữngchiếnsĩtinphongvsựphttriểsoi kèo trận sevilla căng thẳng và nhiều áp lực, nhưng khi đã bén duyên với nghề và yêu quý nó lại là động lực để các bác sĩ vượt lên tất cả để gắn bó. Có lẽ, đó là duyên phận, dù nghề đã chọn các bác sĩ hay chính họ đã chọn nghề này.

Bác sĩ Ven luôn nỗ lực để chăm sóc, điều trị tốt cho bệnh nhân.

Như một cơ duyên với nghề y

Vượt mấy chục cây số, từ thành phố Vị Thanh chúng tôi đến với Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy để gặp gỡ bác sĩ Trần Thanh Ven, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc của trung tâm này. Khi chúng tôi đến nơi, bác sĩ Ven đang trực tiếp khám bệnh cho bệnh nhân. Khoa Hồi sức tích cực - chống độc trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân nặng ở trung tâm. Bác sĩ Ven chia sẻ: “Công tác tại khoa nhiều áp lực, có những bệnh khi vào đã rất nguy kịch, đòi hỏi mình phải quyết đoán và tìm mọi cách cứu sống bệnh nhân. Những lúc đó, tôi thấy trách nhiệm rất nặng nề”.

Vừa trả lời phóng viên, vị bác sĩ vừa khám bệnh cho bà Võ Thị Tuyết, mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, trên nền ung thư phổi, lao phổi đã điều trị. Được biết, đây là khách quen của khoa. Bà Tuyết hễ phát bệnh nặng thì gia đình đưa vào đây để điều trị, có khi nằm viện mấy tuần liền và phải thở máy. Nhưng gia đình rất an lòng vì có được sự tận tình của y, bác sĩ. Anh Phạm Quang Cường, con trai bà Tuyết tâm sự: “Gia đình rất đơn chiếc, một mình tôi chạy tới chạy lui ra vô để chăm mẹ. Mỗi lúc không có tôi ở bệnh viện các bác sĩ trông nom giùm và chăm sóc luôn tận tình”.

Được hỏi về những cảm xúc khi làm việc ở Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, bác sĩ Ven cười bảo có rất nhiều cảm xúc vui buồn. Có những bệnh nhân khi tiếp nhận tưởng chừng như không còn hy vọng nhưng sau khi cấp cứu, hồi sức họ có thể sống lại lúc đó chẳng có gì vui bằng. “Chỉ cần nhìn sự hồi sinh của bệnh nhân và những nụ cười, niềm hy vọng của gia đình họ trở lại là hạnh phúc lắm đối với chúng tôi. Có lúc rất trăn trở và ray rứt vì mình không còn phương cách cứu chữa cho bệnh nhân, nhìn bệnh nhân sức khỏe ngày càng kém dù không phải lỗi do mình, nhưng vẫn chạnh buồn cho người bệnh”, bác sĩ Ven tâm sự. Nhưng với lương tâm của người thầy thuốc, anh luôn muốn có cảm xúc vui vì biết đã cứu chữa được cho người bệnh. Và để thực hiện được yêu cầu trước mắt là bác sĩ phải học tập không ngừng nghỉ để nâng cao trình độ chuyên môn, chẩn đoán bệnh chính xác hơn và đưa ra những quyết định đúng để cứu sống người bệnh.

Càng công tác trong nghề thì tình yêu nghề càng sâu sắc và mãnh liệt hơn trong vị bác sĩ này. Bác sĩ Ven chia sẻ: “Như một sự đưa đẩy, những ngày còn trên ghế nhà trường tôi chỉ nghe nói về nghề y và chọn thi vào ngành này bởi đây là nghề hot lúc đó. Điểm thi yêu cầu cũng rất cao, tôi vừa xém rớt. May là đã đỗ đại học. Sau 6 năm miệt mài học tập, ra trường tôi đầu quân cho bệnh viện này và công tác đến nay. Hơn 15 năm gắn bó, tình yêu nghề đã bén dần trong tôi và giúp mình càng hiểu được giá trị mỗi khi thấy nụ cười của bệnh nhân, khi thấy chất lượng điều trị đối với mỗi người bệnh”. Nay, bác sĩ Ven vừa tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, tương đương “tiến sĩ” của ngành y.

Bác sĩ Vũ (ngồi) trao đổi với đồng nghiệp về những cas bệnh khó.

Học để trưởng thành hơn

Không giống như những khoa khác, bác sĩ công tác ở khoa chẩn đoán hình ảnh các bệnh viện công việc luôn âm thầm lặng lẽ cống hiến cho sự nghiệp y tế. Thế nhưng không vì vậy mà làm nản lòng các y, bác sĩ, họ luôn nỗ lực vươn lên để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đọc những bản phim ngày càng chính xác nhất, giúp các bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả.

Chúng tôi có dịp gặp gỡ bác sĩ Lê Thanh Vũ, Phó khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, những ngày cuối năm dù công việc rất bận rộn nhưng anh cũng tranh thủ dành cho chúng tôi những khoảng thời gian để chia sẻ về công việc và tâm tư nguyện vọng của mình với nghề y. Mới đầu, anh cũng là một bác sĩ đa khoa, nhưng khi về bệnh viện thấy khoa chẩn đoán hình ảnh còn rất thiếu nhân sự, anh tình nguyện đi theo lĩnh vực này và đi đầu trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đưa khoa ngày một phát triển. Năm 2007, anh được đưa đi đào tạo chuyên khoa I về chẩn đoán hình ảnh, nhờ vậy đã tạo điều kiện cho anh học tập có thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm để nhận biết chính xác những tổn thương trên phim.

Với kiến thức đã được học, cùng sự tích lũy kinh nghiệm qua từng bệnh nhân đã giúp anh trau dồi rất nhiều kỹ năng, kiến thức để anh hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bác sĩ Vũ tâm sự: “Bản thân tôi luôn cố gắng học tập trên từng bệnh nhân sau khi làm cận lâm sàng, chúng tôi quan tâm kiểm tra lại kết quả sau khi bác sĩ điều trị xem kết quả có chính xác như mình nhận định ban đầu hay không. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm để chẩn đoán những trường hợp sau”.

Dang dở câu chuyện, bác sĩ Vũ phải cùng đồng nghiệp hội chẩn đọc một bản phim khó. Với những kiến thức kinh nghiệm, anh luôn là người chỉ dẫn tận tình cho lớp đàn em theo nghiệp trong khoa. Bác sĩ Lê Văn Nhiều, tìm anh để trao đổi về bản phim khó xác định. Anh tận tình giải thích và chỉ dẫn. Bác sĩ Nhiều cho hay: “Ở khoa, bác sĩ Vũ là đàn anh và nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi để có thêm kinh nghiệm, nhất là những cas bệnh khó”.

Nói về nguyện vọng của mình, bác sĩ Vũ sẽ tiếp tục học tập và hy vọng sẽ học chuyên khoa II về chẩn đoán hình ảnh và mong được tiếp cận các trang thiết bị hiện đại để không ngừng nâng cao hiệu quả Khoa Chẩn đoán hình ảnh ở bệnh viện.

Bác sĩ Mai Linh khám bệnh cho bệnh nhân tại Khoa Hồi sức cấp cứu.

Nguyện gắn bó với Hậu Giang

Gia đình ở thành phố Cần Thơ, nhưng hơn 15 năm qua bác sĩ Lê Thị Mai Linh đã luôn gắn bó với bệnh nhân ở Hậu Giang. Trải qua công tác ở Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành, sau đổi thành Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, nay đang công tác tại Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh và là Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu.

Không chỉ là bác sĩ giỏi, bác sĩ Linh là một người giàu tình cảm với vùng đất và bệnh nhân ở Hậu Giang. Khi được hỏi vì sao bác sĩ gắn bó với vùng đất còn khó khăn này? Chúng tôi nhận được câu trả lời rất chân tình từ nữ bác sĩ: “Trong cuộc đời làm bác sĩ, cũng có những giây phút chúng tôi bị mời gọi bởi những cơ sở y tế tư nhân, ai cũng có những suy nghĩ lựa chọn những cơ sở ở thành phố Cần Thơ chẳng hạn để được gần nhà tiện cho việc đi lại, sinh hoạt và điều kiện phát triển. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ ở các nơi đó có rất nhiều bác sĩ để phục vụ không có mình cũng chẳng ảnh hưởng gì, nhưng mình đã công tác, đã gắn bó với bệnh nhân Hậu Giang và con người Hậu Giang rất nhiều năm cũng là cái tình cái nghĩa. Vì vậy, dù mỗi ngày phải vượt mấy chục cây số đi lên đi về nhưng tôi vẫn cố gắng vượt khó khăn để đến đây công tác”. Chính cái tình với bệnh nhân là cái nghĩa với đồng nghiệp cơ quan đơn vị mình công tác đã tạo được sự gắn bó tình cảm đối với bản thân bác sĩ Linh.

Qua thời gian công tác, bác sĩ Linh luôn được quan tâm để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện tại, chị đang học chuyên khoa II. Cho thấy ở Hậu Giang có sự quan tâm đào tạo cho đội ngũ y, bác sĩ và quan tâm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân. Bác sĩ Linh tiếp lời: “Công tác ở Khoa Cấp cứu thì rất cực nhưng chúng tôi rất đỗi tự hào mỗi khi cứu chữa kịp thời cho một bệnh nhân nào đó thoát khỏi nguy hiểm. Công việc ở đây đòi hỏi mình phải có lòng nhẫn nại và những cách ứng xử thật bản lĩnh trước những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi trong tâm trạng bức bối, lo âu vì bệnh tật. Đôi khi bệnh nhân vừa vào viện đã có những lời khiếm nhã, nhưng là một bác sĩ tôi luôn biết tự kiềm chế để có được sự hài lòng của người bệnh. Đáp lại những lời khiếm nhã bằng những lời trao đổi chân tình, từ đó cũng sẽ giúp bệnh nhân hiểu ra những thái độ cư xử không đúng của mình. Có lần bệnh nhân cũng vào đây và nặng lời với bác sĩ, nhưng sau đó khi được chúng tôi điều trị tốt, bệnh nhân cũng đã tự biết mình sai và xin lỗi bác sĩ. Đó là điều mà chúng tôi thấy mình làm được”.

Mỗi mùa xuân đến lại đánh dấu một sự trưởng thành hơn của lực lượng cán bộ ngành y. Sau 15 năm kể từ ngày thành lập tỉnh Hậu Giang đến nay, ngành y tế tỉnh đã đào tạo trên 5.000 lượt cán bộ y tế, trong đó có trên 400 cán bộ sau đại học, gồm có 2 tiến sĩ, 33 thạc sĩ, 74 bác sĩ chuyên khoa II, 315 bác sĩ chuyên khoa I. Đây là con số ấn tượng cho thấy sự phát triển về trình độ chuyên môn của cán bộ ngành y. Chất lượng chuyên môn sau đại học hiện tại đạt 9,6% tăng hơn 4 lần so với năm 2004. Thực tế, đã có những bác sĩ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn giàu lòng yêu nghề và gắn bó với quê hương Hậu Giang, như bác sĩ Ven, bác sĩ Vũ, bác sĩ Mai Linh…

 

HỒNG DIỄM

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/142e299042.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao

Phá đường dây buôn vũ khí xuyên quốc gia, thu giữ 532 khẩu súng

Kế hoạch bắt cóc người mẫu, ép quan hệ tình dục của đại ca giang hồ Bình 'Kiểm'

Bao vây, bắt giữ kẻ vận chuyển 18.000 viên ma túy tổng hợp trên đường mòn

Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ

Những ai không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn nói 'phải trả giá quá đắt, gần như mất hết tất cả'

Nguyễn Cao Trí rải tiền hối lộ cho những ai để thâu tóm dự án Đại Ninh?

友情链接