Nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu về dự án kêu gọi đầu tư của TP.HCM. Ảnh T.D Kinh tế tăng trưởng cao
Phát biểu tại hội nghị,útđầutưvàocácngànhdịchvụvàcôngnghiệptrọngyếbóng hôm nay ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, kinh tế TP.HCM hiện đang duy trì tăng trưởng khá cao, nhất là giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân đạt 9,6 %/năm, gấp 1,66 lần bình quân cả nước.
TP.HCM hiện đóng góp 21% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 1/3 ngân sách quốc gia, 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, 1/2 số khách du lịch quốc tế và 30% tổng số dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Cơ cấu kinh tế chuyển hướng tích cực và đúng hướng, khu vực dịch vụ có giá trị tăng thêm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GRDP. Năm 2016, trong cơ cấu GRDP, lĩnh vực dịch vụ chiếm 54,8%, công nghiệp và xây dựng chiếm 28,8%, nông nghiệp chiếm 0,8%.
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kết quả tích cực, hiện trên địa bàn thành phố có 7.174 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 42,61 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2017, giá trị vốn đầu tư nước ngoài tính chung cấp mới và vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp đạt 3,71 tỷ USD, tăng 64,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của DN thành phố bình quân giai đoạn 2010-2016 tăng 6%/năm, kim ngạch nhập khẩu là 9%/năm…
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, TP.HCM tập trung kêu gọi đầu tư vào 9 nhóm ngành dịch vụ 4 ngành công nghiệp trọng yếu. Bên cạnh đó, TP.HCM chuyển dịch cơ cấu kinh tế lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị. Thành phố cũng quyết tâm triển khai 7 chương trình đột phá được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X đề ra, bao gồm: Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng; Chương trình nâng cao chất lượng cạnh tranh của kinh tế trong thời kỳ hội nhập; Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chương trình cải cách hành chính; Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; Chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm ô nhiễm môi trường; Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị.
Mở ra cơ hội đầu tư vào nhiều lĩnh vực
Ông Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm thông tin quy hoạch, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho biết, định hướng phát triển không gian đô thị của TP.HCM đến 2020 và sau 2025 là tập trung kết hợp với đa cực. Theo đó, khu vực nội thành cũ sẽ là trung tâm tổng hợp và mở rộng đa cực về bốn hướng là: hai hướng chính về phía Đông và Nam hướng ra biển; hai hướng phụ là hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam...
Theo định hướng giao thông hiện đại, TP.HCM đã và đang xây dựng 8 tuyến metro, 3 tuyến xe điện mặt đất (tramway) và tuyến đường sắt một ray (monorail) với tổng chiều dài gần 220 km. Thành phố cũng định hướng di dời các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành cũ, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch, hiện đại, có hàm lượng khoa học cao, không gây ô nhiễm môi trường.
Định hướng các khu đô thị mới ưu tiên đầu tư gồm: Khu công nghệ cao tại quận 9; khu đô thị mới thủ Thiêm quận 2 (737 ha); khu đô thị mới Nam TP.HCM; khu đô thị mới Nam Thanh Đa; khu đô thị Tây bắc thành phố (6.000 ha); khu đô thị cảng Hiệp Phước –huyện Nhà Bè (3.900 ha, trong đó diện tích sông rạch khoảng 1.000 ha); khu trung tâm hiện hữu mở rộng (930 ha).
Ngoài ra, theo đại diện Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc mời gọi các nhà đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Phú Trung với các phương thức thuê đất xây dựng nhà xưởng hoặc thuê nhà xưởng, văn phòng xây sẵn. Khu công nghiệp Tân Phú Trung ưu tiên thu hút đầu tư đối với các ngành: điện - điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, thiết bị y tế, hóa dược, lương thực thực phẩm, các ngành nghề khác không gây ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Tân Phú Trung có hạ tầng đồng bộ, lưới điện và trạm biến áp riêng, nhà máy cấp nước riêng, công suất lớn, hai nhà máy xử lý nước thải công suất lớn, giao thông nội bộ đúng chuẩn, khu dân cư 48 ha gồm ký túc xá cho công nhân và căn hộ cho chuyên gia, nhiều tiện ích như y tế, ngân hàng, trung tâm thương mại, siêu thị...
Đánh giá về cơ hội đầu tư tại TP.HCM, bà Tina Phan, Giám đốc khu vực Đông Dương của Cục Xúc tiến Mậu dịch Hong Kong cho biết, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng là một trong những điểm đến mà nhà đầu tư Hong Kong quan tâm rất nhiều. Trong đó, nhiều DN quan tâm vào đầu tư hạ tầng tại TP.HCM. TP.HCM đã có nhiều chính sách ưu đãi khá tốt nhằm thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi cần nhiều thông tin hơn nữa về các dự án đầu tư. Cụ thể, khi có dự án rồi, chúng tôi cần có nhiều thông tin và thông tin phải có chi tiết mới có thể đưa đến cho nhà đầu tư đưa ra quyết định. Mặt khác, hệ thống mặt bằng dự án cũng phải thuận lợi khi kêu gọi đầu tư./. |