【đu doan bong da】Vẫn quá nhiều băn khoăn về quy định hàng “Made in Vietnam”

  发布时间:2025-01-11 04:18:46   作者:玩站小弟   我要评论
Sắp có thông tư quy định hàng hóa "Made in Vietnam"Hàng "made in Vietnam": Băn khoăn hàm lượng giá t đu doan bong da。
van qua nhieu ban khoan ve quy dinh hang made in vietnamSắp có thông tư quy định hàng hóa "Made in Vietnam"
van qua nhieu ban khoan ve quy dinh hang made in vietnamHàng "made in Vietnam": Băn khoăn hàm lượng giá trị gia tăng 30%
van qua nhieu ban khoan ve quy dinh hang made in vietnamLãnh đạo Bộ Công Thương nói gì về dự thảo hàng “Made in Vietnam”?ẫnquánhiềubănkhoănvềquyđịnhhàđu doan bong da
van qua nhieu ban khoan ve quy dinh hang made in vietnamBộ Công Thương cho ra “lò” dự thảo quy định hàng “Made in Vietnam”
van qua nhieu ban khoan ve quy dinh hang made in vietnam
Quang cảnh hội thảo.

Tại sao hàm lượng giá trị gia tăng là 30%?

Tại Hội thảo xin ý kiến Dự thảo thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay 25/9, tại Hà Nội, băn khoăn về quy định hàm lượng giá trị gia tăng trên 30% thì được dán nhãn sản xuất tại Việt Nam, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt vấn đề: Tại sao lại là con số 30% mà không phải 40%? Liệu quy định này có phù hợp với quy định quốc tế hay không? Thực tế, một số DN chỉ sản xuất một số công đoạn nhất định nào đó, sản phẩm làm ra không đạt tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng 30% thì sẽ phải ghi như thế nào?

Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam đưa ra ví dụ cụ thể: Trong sản xuất sữa bột cho trẻ em, nguyên liệu bột nhập khẩu về nhưng công thức để tạo ra dòng sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với trẻ em Việt Nam thì phải thuê nhà nghiên cứu. Hàm lượng chất xám cao nhưng hàm lượng nguyên liệu đầu vào thì có lẽ không đạt trên 30%.

“Ngoài ra, khi doanh nghiệp đầu tư nuôi bò sữa tại Lào, Campuchia, nguyên liệu đó chở về Việt Nam. Bò đấy cũng như bò nhập khẩu về Việt Nam vắt sữa, quy trình quản lý tất cả của Việt Nam. Hàng hóa đó gọi là xuất xứ Việt Nam, Lào hay Campuchia. Điều này rất khó”, ông Trung bày tỏ băn khoăn.

Trước những ý kiến nêu trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh lý giải rằng: Hiện nay, 100% hàng hóa xuất khẩu đều đã có quy định như thế nào được coi là sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam (Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa). Khi xuất khẩu hàng hóa, chỉ cần 30% hàm lượng nội địa, hàng Việt Nam đã được ghi là hàng hóa xuất xứ Việt Nam.

Quy định thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam tiêu thụ nội địa có thể coi là “bánh răng” còn thiếu. Quan điểm của ban soạn thảo là “bánh răng” này phải khớp với các “bánh răng” còn lại, tránh tình trạng mâu thuẫn. Nếu thông tư này quy định cao hơn con số 30% thì sẽ dẫn tới tình trạng hàng xuất khẩu được coi là hàng Việt Nam, song cũng hàng đó đem tiêu thụ nội địa thì lại không được coi là hàng hóa Việt Nam.

“Trong mọi Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, tỷ lệ 30% là tỷ lệ được sử dụng. Giá trị tạo ra trên lãnh thổ nước nào đó đạt 30% trở lên thì được coi là hàng hóa do nước đó sản xuất. Đó là lý do lựa chọn con số tỷ lệ 30%”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.

Về ý kiến của Hiệp hội Sữa Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay: Nếu nhập khẩu nguyên liệu về, giá trị gia tăng tạo ra ở Việt Nam dưới 30% thì tốt nhất ghi xuất xứ theo hướng dẫn tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa (cho phép doanh nghiệp tự xác định, tự ghi xuất xứ theo hiểu biết tốt nhất của họ). Nếu thời gian tới quy định mở rộng ra có thể ghi là chế tạo tại Việt Nam từ sữa nguyên liệu nhập khẩu ở nước nào đó…

Nói về giá trị chất xám để tính hàm lượng giá trị gia tăng, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thừa nhận rằng “chất xám rất khó đánh giá, rất khó nhận dạng”. Chính vì vậy, những sản phẩm có chất xám mà có giá trị, thông thường sẽ làm đăng ký bản quyền cho sản phẩm chứa chất xám đó. Sau khi có bản quyền và quyền sở hữu với bằng phát minh sáng chế đó, chúng ta mới tính giá trị của chất xám đó.

Còn nếu nói chuyện chất xám chung chung rất khó. Vì thế, Dự thảo thông tư này có tính giá trị chất xám trong hàm lượng giá trị gia tăng trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng với điều kiện là “giá trị của chất xám đó tính toán được”.

Đơn vị nào giúp doanh nghiệp xác nhận?

Bên cạnh câu chuyện về hàm lượng giá trị gia tăng 30%, vấn đề được không ít doanh nghiệp quan tâm là đơn vị nào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác nhận hàng hóa của doanh nghiệp được ghi nhãn là sản xuất tại Việt Nam hay hàng Việt Nam khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Ông Chu Đình Hoàng, Công ty CP Devyt bày tỏ: Với hàng xuất khẩu đã có quy định tương đối rõ ràng về tiêu chí, cơ quan xác định hàng hóa đó có đáp ứng xuất xứ Việt Nam hay không. Tuy nhiên, với hàng hóa tiêu thụ tại nội địa, khi doanh nghiệp có nhu cầu thì đơn vị nào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác định hàng hóa có phải là xuất xứ Việt Nam, được ghi nhãn “Made in Vietnam” để bán trên thị trường?

“Chúng tôi muốn nhập hạt dẻ cười, hạt điều về sàng lọc, rang xay, chế biến cho hợp khẩu vị người Việt Nam. Nhưng đến giờ này chúng tôi chưa dám đầu tư vì không biết có được ghi sản xuất ở Việt Nam hay không. Nếu có đơn vị xác nhận cho thì chúng tôi sẵn sàng đầu tư ngay”, ông Hoàng nói.

Thừa nhận nội dung thông tư còn chưa rõ ràng về nội dung này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay: Quá trình hoàn thiện thông tư này sẽ làm rõ hơn trường hợp doanh nghiệp cần tham vấn để hiểu đúng quy định chính sách thì gửi ý kiến về đâu. Hay trường hợp có ý kiến thắc mắc doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia ghi hàng hóa sản xuất tại Việt Nam là không chính xác thì ai là người đứng ra phân xử…

相关文章

最新评论