【bxh vdqg argentina】Giảm rủi ro cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đây là đánh giá của các chuyên gia tại Hội thảo tham vấn hoạt động hỗ trợ cho lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và Qũy châu Á tổ chức,ảmrủirocholaođộngđilàmviệcởnướcngoàbxh vdqg argentina ngày 16/12.
Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2007 đến nay, mỗi năm Việt Nam đã đưa được gần 80 nghìn người lao động đi làm việc và thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài theo hợp đồng. Ước tính mỗi năm, tổng số lao động này gửi về cho gia đình trên 2 tỷ USD.
Điều này cho thấy những đóng góp tích cực của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho sự phát triển kinh tế của chính bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng gặp không ít rủi ro mà nguyên nhân là thiếu thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: MĐ |
Khảo sát mới đây về vấn đề người lao động đi làm việc ở nước ngoài gặp phải của TLĐLĐVN tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Phú Thọ và Quảng Ngãi cho thấy, người lao động gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu và làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. Cụ thể, có tới 75% người lao động không biết đơn vị tuyển dụng hợp pháp. Có 72% người lao động không có thông tin đầy đủ về nơi đến. Hầu hết (91%) người lao động không biết đầy đủ các khoản chi phí cũng như mức quy định đối với tiền môi giới và dịch vụ và các khoản bồi hoàn.
Theo ông Michael Di Gregorio, Trưởng đại diện Qũy châu Á tại Việt Nam, vấn đề di cư lao động an toàn ngày càng trở nên quan trọng khi sắp tới Việt Nam sẽ tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do trong khu vực và khi đó sự di chuyển lao động trong khu vực sẽ ngày càng gia tăng.
Nhiều bằng chứng cho thấy rằng xuất khẩu lao động là một phương thức hữu hiệu giúp lao động Việt Nam có cơ hội việc làm và giúp thoát nghèo, đóng góp gia tăng dòng tiền ngoại hối gửi về nước. Song, quá trình di cư của họ từ khâu tuyển dụng, đưa đi cho đến khi về nước cũng là một hành trình đầy gian nan như gặp rủi ro bị bóc lột, lạm dụng sức lao động thậm chí là nạn nhân của nạn buôn bán người. Nguyên nhân là có quá nhiều nhân tố tham gia vào quá trình tuyển dụng do người lao động có hiểu biết hạn chế về chương trình và thủ tục kinh nghiệm ra nước ngoài làm việc.
Vị đại diện này khẳng định, bảo vệ lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn là một ưu tiên quan trọng hàng đầu của Quỹ châu Á.
Tại hội thảo, ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách pháp luật, TLĐLĐVN cho rằng, những rủi ro trên đã làm giảm hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gây thiệt hại cho chính người lao động và xã hội. Do đó, việc giúp đỡ hỗ trợ cho lao động ra nước ngoài làm việc nhằm đảm bảo di cư lao động an toàn là mối quan tâm của rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cùng với việc thông qua công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động di cư và gia đình họ sẽ góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của lao động di cư./.
Mai Đan
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- Phương Lan: 'Tôi và Phan Đạt chia tay trong êm đẹp'
- Ngành Đường sắt chạy tăng cường hàng chục đôi tàu trên các tuyến dịp nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9
- Hà Nội bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tối 10/10
- Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- Chồng đưa con trai riêng 11 tuổi đến rước hoa hậu Khánh Vân
- Hà Nội và TP.HCM được vay lại 100% vốn ODA
- Giữ chân nhà đầu tư nước ngoài: Cần minh bạch thông tin
- Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Khai mạc Tuần lễ Nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên tại Hà Nội năm 2024
- Lối nhỏ vào đời tập 4: Dũng nhờ bác xe ôm đóng giả phụ huynh
- Nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ 31/8 đến hết 3/9
- Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- Danh sách các doanh nghiệp Ma
- Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- Thiếu tướng Đinh Văn Nơi làm Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ
- Thành lập Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô
- Hồng Đào: 'Tôi từng nhờ Việt Hương giúp đỡ lúc bạo bệnh'
- CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- Phổ biến chính sách về quyền con người cho phóng viên, biên tập viên