【kết quả bóng đá thế giới đêm qua】Chính sách tỉ giá: Có nên cam kết một con số cố định?

时间:2025-01-11 01:44:44来源:Empire777 作者:La liga

chinh sach ti gia co nen cam ket mot con so co dinh

Việc điều chỉnh tỷ giá VND của Ngân hàng Nhà nước vừa qua được xem là động thái hợp lý. (Ảnh: Nguyễn Cảnh)

Chính sách tỉ giá còn bất cập

Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đồng tiền neo tỉ giá. Sự lựa chọn cơ chế neo tỉ giá vào đồng USD với nhiều lần điều chỉnh tỉ giá chính thức hoặc điều chỉnh biên độ đã được thực hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, liệu cơ chế này có phải là tối ưu đối với Việt Nam hay không thì còn nhiều tranh luận.

Theo nghiên cứu “Chính sách tỉ giá hối đoái: Lựa chọn nào cho Việt Nam” của nhóm tác giả Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế quốc dân) và Đinh Tuấn Minh (Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ) tại Tọa đàm chính sách tỉ giá cho Việt Nam của Đại học Kinh tế quốc dân ngày 25-8, việc neo tỉ giá cố định ở một số thời điểm đã giúp ổn định được thị trường ngoại hối, làm giảm hiện tượng đầu cơ và “đô la hóa”, hạn chế rủi ro thanh khoản đối với nợ nước ngoài và đặc biệt là neo được kì vọng lạm phát, hạn chế được hiện tượng nhập khẩu lạm phát.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cơ chế tỉ giá này lại khiến VND lên giá thực mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế và gây thâm hụt thương mại lớn. Ngoài ra, cơ chế neo tỉ giá cố định không theo tín hiệu thị trường nhiều lúc còn làm cho nguồn lực của nền kinh tế không được phân bổ một cách hiệu quả, gây khó khăn và bất ổn cho các hoạt động kinh tế.

PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: Trong thời kì bất ổn, tỉ giá phải được giữ nguyên để kiểm soát lạm phát, nhưng chúng ta lại không làm được điều này, mà phải phá giá. Hành động này giống như “đổ thêm dầu vào lửa”. Ngoài ra, tỉ giá tăng dẫn đến tình trạng “đô la hóa” tăng mạnh. Nếu thị trường có lên có xuống, có mua bán với khối lượng lớn thì đầu cơ sẽ bớt đi.

Trước các điều chỉnh tỉ giá dồn dập gần đây của NHNN, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh bình luận: Nếu NHNN bị sức ép nào đó tiếp tục phá giá VND có thể dẫn đến sự hoang mang của người gửi tiền tiết kiệm, khi người dân rút tiền tiết kiệm để trú ẩn vào kênh USD và vàng thì tiết kiệm không thành vốn mà chỉ là tiền tệ, lúc đó sẽ kéo nền kinh tế suy trầm...

Ngoài ra, theo chuyên gia Phạm Thế Anh, nếu NHNN cứng nhắc cam kết không phá giá quá 2% thì rất rủi ro, bởi vì khi không thực hiện được cam kết sẽ làm giảm tín nhiệm và độ tin cậy, hiệu quả của chính sách tiền tệ. Cam kết 1 biến số mà không kiểm soát được hoàn toàn là rất rủi ro đến tín nhiệm, vì tỉ giá không chỉ phụ thuộc kinh tế Việt Nam mà còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Trong khi đó chúng ta không kiểm soát được các biến số bên ngoài, ví dụ như Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ gần đây.

Tiếp tục nhắc đến việc Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng vừa cam kết không điều chỉnh tiếp tỉ giá, GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam chia sẻ: Việc khẳng định như lời lãnh đạo NHNN cũng không hẳn là đúng. Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ thì Việt Nam có cần tiếp tục phải điều chỉnh tỉ giá?

Tỉ giá thả nổi có kiểm soát là lựa chọn?

Việc tìm kiếm một cơ chế tỉ giá có khả năng dung hòa giữa ưu và nhược điểm của cơ chế tỉ giá hiện nay là một bài toán khó, nhưng cần có lời giải hơn bao giờ hết cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.

Nhóm tác giả Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh cho rằng: Hiện nay, Việt Nam rất khó đáp ứng được các điều kiện để áp dụng tốt chế độ neo tỉ giá.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ở thời điểm hiện tại, chế độ tỉ giá thả nổi hoàn toàn không có can thiệp của NHNN không phải là một lựa chọn tốt của Việt Nam vì độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất cao trong khi hệ thống tài chính lại chưa hoàn chỉnh.

Nhóm tác giả khuyến nghị: Tương tự như các nước trong khu vực sau khủng hoảng kinh tế tài chính 1997-1998, cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lý có thể là sự lựa chọn tốt nhất đối với Việt Nam lúc này. Khác với cơ chế neo tỉ giá hiện nay, trong cơ chế thả nổi có quản lý, NHNN sẽ không tuyên bố trước tỉ giá trung tâm; tỉ giá thương mại hằng ngày về cơ bản được xác lập hoàn toàn bởi các giao dịch theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy nhiên, NHNN có thể dùng các biện pháp can thiệp như mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc các biện pháp kiểm soát nguồn vốn ra vào Việt Nam để “làm mềm” dao động của tỉ giá.

Tuy nhiên, để chính sách tỉ giá thả nổi có kiểm soát thực sự phát huy tác dụng, nâng cao uy tín của VND, thì Việt Nam cần phải chuẩn bị thêm một số điều kiện nhất định. Từ bỏ cơ chế neo tỉ giá tức là NHNN sẽ không còn công bố lộ trình thay đổi của tỉ giá. Điều này sẽ khiến cho tỉ giá không còn đóng vai trò là “mỏ neo” kì vọng của khu vực tư nhân trong trường hợp cần chống lạm phát. Khi đó, NHNN cần phải tìm một “mỏ neo” khác để thực thi các chính sách tiền tệ. Một “mỏ neo” mới mà NHNN các nước hiện đang tìm đến, đó là kiểm soát lạm phát theo mục tiêu định trước. Tuy nhiên, việc theo đuổi chính sách kiểm soát lạm phát mục tiêu đòi hỏi ngân hàng trung ương phải độc lập. Tức là, nó phải hoạt động dựa trên các nguyên tắc công khai, không bị tác động bởi các chính sách tài khóa và các tổ chức kinh tế, tài chính trên thị trường

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho rằng: Nên cân nhắc chuyển sang cơ chế thả nổi có kiểm soát vì sẽ đỡ nhiều chi phí. Nhìn việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ thời gian qua, nếu đúng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc chuyển sang tỉ giá thả nổi thì đó là bước đi chủ động của Trung Quốc vì họ ý thức được khi phá giá sẽ gây ra chi phí cực lớn cho nền kinh tế. Nhưng với giá phải trả như vậy, họ chuyển sang cơ chế tỉ giá mềm hơn, có khả năng tiên đoán nhiều hơn thì đó là giá rất đáng. Nếu như không có bước đi mạnh dạn hơn, theo cơ chế tỉ giá thả nổi có kiểm soát, tiếp tục duy trì kiểu NHNN cam kết, thì rõ ràng chúng ta lại tiếp tục tạo ra một cơ chế kìm nén. Có thể nửa năm sau bất ổn qua đi, chúng ta lại về biên độ 1-2%, thì đến 2017-2018 ta lại phá giá mạnh hơn, nó sẽ tiềm ẩn sự bất ổn. Lúc này là cơ hội tốt, NHNN nên kiên định và đi nhanh hơn theo hướng tạo dựng một môi trường tỉ giá thả nổi có quản lý.

相关内容
推荐内容