当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【cerezo – vissel kobe】Cảm nhận của “cựu” cán bộ Hải quan Thủ đô về hiện đại hóa hải quan

cam nhan cua cuu can bo hai quan thu do ve hien dai hoa hai quan

Công chức Hải quan nhà ga T2 (Cục Hải quan Hà Nội) giám sát qua hệ thống camera. Ảnh: HỮU LINH

Trong Hội thảo “Ký ức những năm tháng hình thành,cựucerezo – vissel kobe xây dựng và phát triển Hải quan Thủ đô”, do Hải quan Hà Nội tổ chức mới đây nhằm hướng đến kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quan Việt Nam (1945-2015), 60 năm truyền thống Hải quan Thủ đô (1955-2015) và 30 năm kỷ niệm thành lập Cục Hải quan Hà Nội (1985-2015), các cán bộ nguyên lãnh đạo Cục đã chia sẻ nhiều kỷ niệm, cảm nhận về những phát triển của Hải quan Thủ đô cũng như của toàn Ngành. Một trong những dấu ấn đậm nét trong lòng những “cựu” cán bộ Hải quan Thủ đô chính là những đổi mới mạnh mẽ trong tiến trình hiện đại hóa hải quan.

Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Nguyễn Văn Trường cho biết, các ý kiến, tư liệu, những kỷ niệm sâu sắc trong quá trình công tác… của những cựu cán bộ Hải quan là những tư liệu quý giá, chân thực, sinh động bổ sung và làm dày thêm kho tư liệu về chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển của Hải quan Thủ đô nói chung, đặc biệt là chặng đường 30 năm kể từ ngày thành lập đến nay.

Những chia sẻ quý báu của đội ngũ CBCC lão thành cũng giúp cho Hải quan Hà Nội có thêm nguồn tại liệu quý giá để giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn thể CBCC trong đơn vị, nhất là những CBCC trẻ, góp phần xây dựng Hải quan Thủ đô văn minh, chuyên nghiệp…

Ông Ngô Anh Tuấn - nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội tâm sự: Dù nghỉ hưu nhưng tôi luôn theo dõi các thông tin liên quan đến hoạt động của Hải quan Hà Nội và toàn Ngành. Cá nhân tôi nhận thấy Hải quan Thủ đô nói riêng và toàn Ngành có những thay đổi từng ngày cả về quy mô và phương thức hoạt động. Đổi mới đầu tiên chính là hệ thống cơ sở pháp luật về hải quan ngày càng đầy đủ, minh bạch, rõ ràng…

Đây chính là nền tảng quan trọng để thực hiện công tác hiện đại hóa hải quan tạo thuận lợi cho cộng đồng DN và nâng cao hiệu quả quản lý hải quan. Bởi trước đây (đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20) hệ thống văn bản, công tác quản lý hải quan vẫn còn rất đơn sơ theo kiểu cấp giấy phép và căn cứ vào số lượng hàng hóa.

Ví dụ, hàng hóa nào nhập về cũng phải xin giấy phép, mỗi hành khách nhập cảnh chỉ được mang theo 1 chiếc quần bò, 2 chiếc áo phông… Nhưng sau này đã đổi mới dần lên thông qua quản lý bằng thuế, nghĩa là không giới hạn hàng hóa của hành khách khi nhập cảnh nhưng hàng hóa mang ngoài tiêu chuẩn sẽ phải đóng thuế…

Ông Phạm Minh Quý - nguyên Phó Cục trưởng Hải quan Hà Nội cho rằng: Công tác hiện đại hóa hải quan thể hiện ngay từ chính quan điểm quản lý của cơ quan Hải quan. Trước đây, chúng ta luôn xem mọi đối tượng DN, hành khách XNC là đối tượng quản lý và đều có nguy cơ vi phạm cao như nhau.

Do đó, công tác, trách nhiệm quản lý, khối lượng công việc của CBCC Hải quan rất nặng nề. Nhưng hiện nay, cơ quan Hải quan đã xem DN là đối tác cùng đồng hành, phát triển, vai trò quản lý Nhà nước về hải quan vẫn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhưng đã có sự thay đổi về phương thức quản lý.

Đó là áp dụng những chuẩn mực, thông lệ quản lý hải quan hiện đại như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, cùng với đó là áp dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nên giảm tải công việc cho CBCC hải quan, tạo sự thuận lợi cho cộng đồng DN trong hoạt động giao thương buôn bán…

Không có những thay đổi như vậy, rõ ràng cơ quan Hải quan sẽ không theo kịp được sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Đơn cử như ở cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, lượng hành khách XNC, hàng hóa XNK mỗi ngày lớn như vậy mà người nào, lô hàng, kiện hàng nào cũng lôi ra kiểm tra thủ công như trước đây sẽ không thể nào làm được, dễ gây ách tắc.

Công tác hiện đại hóa của Ngành còn thể hiện qua sự đổi mới về cơ cấu tổ chức của các đơn vị tham mưu, nghiệp vụ. Ví dụ như ở Cục Hải quan Hà Nội, trước đây Phòng Nghiệp vụ thực hiện tất cả công việc như giám sát hải quan, chống buôn lậu, xử lý vi phạm…

Nhưng hiện nay, để phù hợp với công tác quản lý trong tình hình mới một cách chuyên sâu, chuyên nghiệp nên Cục Hải quan Hà Nội hiện không còn Phòng Nghiệp vụ mà tách thành các đơn vị nghiệp vụ độc lập như Phòng Giám sát quản lý về hải quan; Phòng Quản lý rủi ro; Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm; Đội Kiểm soát Hải quan…

Ngoài những điểm nổi bật về hệ thống văn bản pháp luật, về quan niệm, phương thức quản lý, cơ cấu tổ chức… một dấu ấn khác trong lĩnh vực hiện đại hóa hải quan được các cán bộ lão thành của Hải quan Thủ đô ấn tượng chính là ứng dụng CNTT và các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Bà Nguyễn Thị Hằng - nguyên Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết: Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử (hiện áp dụng trên Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS) là sự đột phát.

Bên cạnh đó là ứng dụng các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, giám sát hải quan như máy soi container, máy soi hành lý, camera giám sát…

Bà Hằng ví dụ, trước đây, khi làm thủ tục cho hành khách XNK cán bộ Hải quan đều phải kiểm tra, khám người (bằng phương thức thủ công) xem có mang hàng lậu, hàng hóa vượt tiêu chuẩn hay không… điều này gây nên những hình ảnh phản cảm và ấn tượng không tốt của người dân, hành khách, dù lực lượng CBCC Hải quan đang thực thi các quy định của pháp luật. Nhưng với những trang thiết bị hiện đại đang được áp dụng hiện nay không những nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan mà cách thức kiểm tra cũng rất văn minh, lịch sự…

分享到: