【lịch thi đấu bóng đá hôm nay và ngày mai mới nhất】Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chủ động tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

时间:2025-01-24 22:29:57来源:Empire777 作者:La liga
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Xử lý dứt điểm tồn tại, hạn chế để địa phương phát triển
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội nghị trực tuyến với 3 địa phương. Ảnh: Đức Minh

Thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công gặp khó

Tại hội nghị, lãnh đạo 3 địa phương đã thẳng thắn nêu những kết quả của địa phương, những thành công, cũng như những tồn tại, hạn chế chưa giải quyết được. Về cơ bản, các địa phương đều gặp nhiều khó khăn trong thu ngân sách nhà nước (NSNN). Về giải ngân vốn đầu tư công, có địa phương đảm bảo tiến độ dự toán được giao, nhưng có địa phương còn khá thấp.

Tại điểm cầu Khánh Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng cho biết, thời gian qua tỉnh đã nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong 9 tháng năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 9,17% so với cùng kỳ năm trước, xếp vị thứ 5/63 của cả nước và thứ nhất vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.196,8 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến này, toàn tỉnh thu hút được 15 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng hơn 100 nghìn tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 30/9, kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, giải ngân thực tế đạt 54,9% dự toán; so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đạt 61,2% dự toán. Thu ngân sách đạt 11.661,9 tỷ đồng, đạt 75,5% dự toán và bằng 95,3% so với cùng kỳ năm trước.

Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra cho năm 2023, ông Lê Hữu Hoàng cho biết, tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề, trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển.

Tại điểm cầu tỉnh Phú Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Thị Nguyên Thảo cho biết, 9 tháng năm 2023, tình kinh kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực; trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP nằm trong tốp đầu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. GRDP quý III của tỉnh tăng 11,42% và trong 9 tháng tăng 8,87% (đứng vị thứ 8/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đứng vị trí thứ 2/14 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - từ Thanh Hóa đến Bình Thuận). Tỉnh Phú Yên phấn đấu dự kiến tăng trưởng GRDP cả năm đạt khoảng 8%.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Yên, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh (tính đến ngày 30/9/2023) đạt 2.568,2 tỷ đồng, bằng 50,1% dự toán Trung ương giao, bằng 32,1% dự toán tỉnh giao, bằng 65,3% so với cùng kỳ. Về giải ngân vốn đầu tư công, tỉnh Phú Yên đạt thấp, 9 tháng mới đạt 31% kế hoạch vốn Trung ương giao, kế hoạch vốn do địa phương giao đạt thấp hơn, chỉ đạt 24,6%.

Tại điểm cầu tỉnh Bình Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng cho biết, GRDP 9 tháng năm 2023 tăng 6,92% so với cùng kỳ, cao hơn tăng trưởng bình quân cả nước 2,68 điểm phần trăm (GDP cả nước tăng 4,24%), xếp vị trí thứ 21/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 7/14 địa phương vùng miền Trung và thứ 1 trong 5 địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Để gỡ khó cho sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định và phân công các thành viên Chính phủ làm trưởng các đoàn công tác để kiểm tra, ghi nhận, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, xây dựng và xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đà phục hồi, 9 tháng ước đạt 1.154 triệu USD, đạt 72,2% kế hoạch năm và giảm 6,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thu ngân sách tiếp tục gặp khó do khoản thu tiền sử dụng đất không đạt như kỳ vọng. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2023 đạt 7.750 tỷ đồng, bằng 74% so với dự toán.

Giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý đến 22/9/2023 đạt 5.619,3 tỷ đồng, đạt hơn 73,6% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ và đạt hơn 58,3% so với kế hoạch HĐND tỉnh giao.

Lãnh đạo các địa phương cam kết, từ nay đến cuối năm tiếp tục chủ động theo dõi, nắm tình hình để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực cho phát triển; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho giải ngân vốn đầu tư công…

Bộ, ngành vào cuộc gỡ khó cho địa phương

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định và phân công các thành viên Chính phủ làm trưởng các đoàn công tác để kiểm tra, ghi nhận, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, xây dựng và xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh.

Bộ trưởng nhấn mạnh, năm 2023 là năm rất khó khăn, thể hiện qua con số tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 3,72%, tăng trưởng GDP quý 3/2023 đạt 5,33%, gây áp lực lớn cho tăng trưởng quý IV/2023. Trong khi tăng trưởng bình quân mục tiêu đặt ra là từ 6-6,5%. GDP 9 tháng năm 2023 đạt thấp trong 12 năm nay (trừ năm 2021 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).

Cùng với đó, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, thu NSNN cũng gặp khó khăn, khi 9 tháng chỉ đạt 75,5% dự toán, dự báo nhịp độ thu ngân sách cuối năm ngày càng giảm. Theo tính toán, tháng 8 và tháng 9, thu NSNN chỉ bằng 60% của bình quân 9 tháng. Hết tháng 9/2023, có 52 tỉnh thu NSNN thấp hơn tiến độ dự toán.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị lãnh đạo các địa phương tập trung báo cáo về tình hình tăng trưởng GRDP trên địa bàn, tiến độ thu NSNN, tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư, xây dựng và những vướng mắc khó khăn, kiến nghị đề xuất để sau hội nghị sẽ có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở các kiến nghị của các địa phương, đoàn công tác sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư, xây dựng, xuất nhập khẩu…

Với các nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị các bộ tập trung giải quyết các kiến nghị của địa phương. Với những vướng mắc không thuộc thẩm quyền, thì các bộ phải chủ động vào cuộc, phối hợp giải quyết.

“Phải xác định đây là việc chung, vì sự phát triển của đất nước và uy tín của Chính phủ trong chỉ đạo điều hành, để xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế, giúp các địa phương phát triển” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh./.

Địa phương cần cơ chế cho vay thông thoáng hơn

Kiến nghị các giải pháp tổng thể thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, địa phương kiến nghị Trung ương xem xét có các cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp và đơn giản hoá các thủ tục nhằm đẩy nhanh việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiếp cận các nguồn vốn vay, hỗ trợ... để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét việc đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến việc cho vay của các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ- CP của Chính phủ và thủ tục liên quan đến hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/05/2022 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, địa phương cũng kiến nghị Trung ương xem xét, điều chỉnh nội dung tại Điều 52 và Điều 68 của Luật Đầu tư công. Theo đó, HĐND các cấp quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương và quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31/12./.

相关内容
推荐内容