您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【trực tiep bóng da】Cần phát huy năng lực, trí tuệ nguồn nhân lực trẻ 正文

【trực tiep bóng da】Cần phát huy năng lực, trí tuệ nguồn nhân lực trẻ

时间:2025-01-11 08:45:04 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Là một trong những ứng viên đầu tiên của đề án tham gia đào tạo chuyên ngành Khoa học Vật lý tại Úc, trực tiep bóng da

Báo Cà MauLà một trong những ứng viên đầu tiên của đề án tham gia đào tạo chuyên ngành Khoa học Vật lý tại Úc, chị Nguyễn Thị Phương Lan chưa hài lòng về việc sau tốt nghiệp về nước, được phân công về đơn vị, cơ quan nhưng không có việc phù hợp để bố trí.

Đó chính là nguyện vọng của hầu hết cựu ứng viên Ðề án Mekong 120 Cà Mau. Bởi trong số 70 ứng viên tốt nghiệp về nước (có 6 tiến sĩ và 64 thạc sĩ), 61 người đã được bố trí việc làm (còn 6 cựu ứng viên chuyển sang nghiên cứu sinh, 3 cựu ứng viên đang chờ phân công công tác). Hầu hết họ đều cho rằng, công việc hiện tại chưa phát huy hết khả năng, năng lực. Chưa kể đến một số cựu ứng viên chưa hài lòng việc bố trí việc làm không phù hợp chuyên ngành được đào tạo. Vậy liệu rằng có lãng phí nguồn nhân lực?

Anh Triệu Thanh Tuấn, tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và Công nghệ Sinh học tại Nhật Bản, hiện đang công tác tại Phòng Quản lý Khoa học, thuộc Sở Khoa học - Công nghệ Cà Mau, cho rằng, việc sử dụng năng lực cán bộ khoa học - kỹ thuật sau tốt nghiệp ở nước ngoài chưa phù hợp là lãng phí. Như chính công việc hiện tại của anh, chỉ cần khoảng 10% khả năng là có thể hoàn thành tốt.

Cựu ứng viên chia sẻ tâm tư, nguyện vọng tại buổi họp mặt cán bộ khoa học - kỹ thuật Ðề án Mekong 120 Cà Mau.

“Rất nhiều cựu ứng viên gặp điều không mong muốn này. Một số vị trí họ hiện đang đảm nhận chỉ cần tốt nghiệp đại học, hoặc cao đẳng cũng có thể làm tốt”, anh Tuấn khẳng định.

Là một trong những ứng viên đầu tiên của đề án tham gia đào tạo chuyên ngành Khoa học Vật lý tại Úc, chị Nguyễn Thị Phương Lan chưa hài lòng về việc sau tốt nghiệp về nước, được phân công về đơn vị, cơ quan nhưng không có việc phù hợp để bố trí. Bản thân chị, khi về công tác tại Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, chuyên ngành Khoa học Vật lý không còn nữa. Do điều kiện khách quan ở tỉnh nên trường không có chỉ tiêu đào tạo chuyên ngành này, mà đã là chuyên ngành thì có tính đặc thù nên chị không có công việc đúng chuyên môn của mình. Mặc dù ban lãnh đạo nhà trường đã cố gắng sắp xếp công việc khác, nhưng không đúng mong muốn của chị.

“Những ứng viên được tham gia đề án, được đào tạo chuẩn về kiến thức, sau tốt nghiệp có đủ khả năng hoạt động khoa học - kỹ thuật trong các lĩnh vực. Ngày về nước, ôm ấp khát khao được phát huy khả năng, góp sức cho quê hương, song môi trường làm việc thực tế không tương xứng. Do đó, chúng tôi phải tìm thêm công việc bên ngoài để những kiến thức đã học không bị lãng quên, cũng như tự bồi dưỡng thêm cho mình”, chị Phương Lan bộc bạch.

Với anh Phạm Tuấn Ân, hiện công tác tại Văn phòng HÐND-UBND TP Cà Mau thì có góc nhìn khác. Anh học chuyên ngành Quản lý xây dựng tại Anh. Anh Ân cho rằng, bản thân may mắn bởi trước đây anh đã từng công tác, sau tốt nghiệp trở về là viên chức và được xét đặc cách công chức.

Tuy nhiên, với một số ứng viên về nước, được phân công làm việc ở các sở, ban, ngành hiện vẫn là hợp đồng, phải thi tuyển trong bố trí việc làm. Bởi thực tế, đề án việc làm của tỉnh đã sẵn có, biên chế ở các đơn vị sở, ngành hầu như đã kín. Câu hỏi khiến anh băn khoăn là, sau thời gian nỗ lực học tập ở nước ngoài, trở về nơi được đề cử đi đào tạo vẫn phải hợp đồng thử việc với mức lương khởi điểm 85%, có bất cập không?!

Ðồng tình với ý kiến của anh Ân, chị Nguyễn Thái Dương, vừa tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tại Pháp, trở về nước làm việc tại Sở Ngoại vụ được vài tháng, cho đây là nguyên nhân dẫn đến “chảy máu chất xám”.

Chị chia sẻ, việc học ở nước ngoài dù được tỉnh tạo mọi điều kiện, nhưng ở nơi xứ người, từ cuộc sống đến học tập không dễ dàng. Ngày về nước, ai nấy đều mong muốn việc làm tốt, nhưng nay lại lo lắng biên chế làm việc, như chính chị hiện vẫn thuộc diện hợp đồng. Khi hết hợp đồng sẽ ra sao? Vì là mức lương hợp đồng, nên buổi tối và cuối tuần chị Dương phải làm thêm, dạy thêm tiếng Anh để trang trải cuộc sống. Chị không muốn đặt lên bàn cân so sánh, thế nhưng, đôi khi phải bận lòng bởi 2 môi trường ngoài nước và trong nước đầy khác biệt, khó tránh việc “nhân tài đi rồi không về”.

Cựu ứng viên Nguyễn Hoàng Việt, Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ - Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, đề xuất, đối với những ứng viên về nước rất cần được học các lớp chính trị để ổn định tinh thần, bởi các ứng viên được học tập ở nhiều nước, môi trường khác nhau, đôi khi bị tác động, ảnh hưởng nhiều yếu tố. Theo anh, việc ứng viên tham gia học tập các lớp chính trị là điều rất cần thiết để nâng cao tiếng nói của trí thức trẻ Cà Mau trên các diễn đàn.

Tìm kiếm ứng viên tham gia đề án đã khó, “giữ chân” ứng viên sau tốt nghiệp để họ gắn bó lâu dài với địa phương lại là việc cấp thiết để khẳng định tính hiệu quả của đề án. Do đó, trước những băn khoăn, trăn trở, cũng như những nguyện vọng chính đáng của các ứng viên, UBND tỉnh quyết định thành lập Ban vận động thành lập CLB để tiến đến thành lập CLB cán bộ khoa học - kỹ thuật Ðề án Ðào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài.

Ðây không chỉ là CLB dành cho các ứng viên Ðề án Mekong 120 mà là tập hợp các cán bộ khoa học - kỹ thuật thuộc các đề án đào tạo nguồn nhân lực để tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích, là nơi các ứng viên trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, giúp nhau cùng tiến bộ.

Cựu ứng viên Dương Hồng Tiến, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Xây dựng đô thị tại Úc, hiện công tác tại Ban Quản lý Dự án An toàn giao thông, xem việc thành lập CLB là cơ hội để đóng góp cho tỉnh nhà. Thông qua CLB, cán bộ khoa học - kỹ thuật được góp ý kiến trong những diễn đàn khoa học - kỹ thuật của tỉnh, vào môi trường làm việc: dự án, hội thảo chuyên môn... CLB sẽ là nền tảng để phát huy về kiến thức, cách làm việc chuyên nghiệp, thể hiện ý tưởng để phát huy năng lực, trí tuệ của nguồn nhân lực trẻ./.

Bài và ảnh: Băng Thanh