Từ một loài dây leo mọc hoang trong rừng,ồngrauchoạiởvngphnmặkết quả trận ukraine nay đã trở thành đặc sản, giúp đổi đời bao phận người cơ cực.
Anh Tư Phó hái rau choại bán cho khách.
Mới thoạt nghe chắc không ai tin đó là sự thật, bởi rau choại là loài hoang dã thường mọc trong những đám lá dừa nước, rừng tràm, rẫy khóm hay những mảnh đất hoang, mấy ai trồng bao giờ. Vậy mà ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, có một số hộ dân bỏ cây khóm, trồng rau choại mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, làm thay đổi vận mệnh cuộc đời, vươn lên thoát nghèo ngoạn mục.
Đi dọc con đường nhựa vào vùng Hóc Hỏa, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, hai bên đường là những cánh đồng khóm bạt ngàn, thi thoảng chúng tôi thấy bên vệ đường bày bán những thau đọt choại cọng no tròn xanh mượt. Chị bán rau chân thành cho biết đây là rau choại rừng, còn rau trồng ở đây chỉ có ông Khôi, ông Phó. Lần theo địa chỉ, chúng tôi tìm đến nhà anh Bảy Khôi (Trần Văn Khôi), ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, mà bà con nơi đây thường gọi vui với cái tên “Khôi rau choại”.
Nhà anh Khôi nằm bên kia con rạch nhỏ, tuy không bề thế nhưng đầy đủ tiện nghi, phía sau nhà là hai bờ liếp khoảng hơn 4.000m2 đất trồng rau choại thẳng tắp, có gắn thêm dàn bét tưới nước cho rau vào những tháng mùa khô. Bó xong lọn rau anh quay sang nói với tôi: “Hơn 10 năm trước, vợ chồng tôi ra riêng với đôi bàn tay trắng. Đất này là đất trồng khóm cha mẹ cho, nhưng khóm thường bị thất mùa, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn”.
Anh Khôi cho biết có lần anh đi chợ Vị Thanh bán cá, ngồi cạnh chị bán rau đọt choại, chợ chưa tan thì xề rau đọt choại của chị đã hết rồi. Đêm về nằm ngẫm nghĩ rau rừng mà cũng có người mua, vậy sao mình không trồng để bán. Nghĩ là làm, sáng hôm sau anh đem ý tưởng phá khóm trồng rau đọt choại bàn với vợ. Vợ anh, chị Huỳnh Thị Út, chẳng những không đồng tình, mà còn phản đối quyết liệt. Anh thì mặc kệ, cứ kêu xáng kobe vào sửa bờ, lên liếp hết phần đất hơn 4 công đang trồng khóm để trồng cây rau choại. Hàng xóm biết được, người thân ai cũng cản ngăn không cho trồng. Mặc kệ những lời chê bai, chỉ trích, ai khuyên can mấy thì anh cũng không nghe. Vợ anh bỏ mặt mình anh cấy trồng cây rau choại và rồi những giọt nước mưa đã gột rửa được đất phèn, tưới mát đám rau choại nhà anh lớn nhanh xanh mướt.
Lần hái đầu tiên anh bán được hơn 10kg rau choại với giá 5.000 đồng/kg, anh mừng húm cầm 50.000 đồng chạy về khoe vợ, vì đã thấy có dấu hiệu thành công. Thời gian thắm thoát trôi qua, mới đó mà đã hơn 10 năm (2010-2020) rẫy rau choại nhà anh luôn tấp nập người lui tới đặt mua. Anh nói: “Nhờ giá cả rau ngày một tăng, khách mua ngày một nhiều nên cuộc sống gia đình khấm khá hơn. Giờ không phải lo chạy vạy khắp nơi như những năm về trước”.
Anh Năm Hải ngồi cạnh bên, cũng là người hàng xóm của Bảy Khôi cho rằng ở khu vực Kênh Năm này nếu nói về trồng đọt choại theo kiểu “quy hoạch” thì ngoài Bảy Khôi ra còn có thêm Tư Phó (Dương Văn Phó), ở ấp Thạnh Hòa 2, xã Hỏa Tiến, cũng là tay có “máu liều” không thua kém Bảy Khôi. Nếu như rau choại ở đây bà con thường trồng theo kiểu từ những đám choại mọc tự nhiên trong đất nhà mình, thay vì phát bỏ, giờ chỉ cần rải phân, tưới nước để hái đọt non bán hàng ngày. Người trồng ít thì hái mỗi ngày được 1-2kg, người nhiều thì 5-7kg, bán kiếm đủ tiền chợ mua cá, mua gạo hay mắm muối hàng ngày theo cách tính ví von của bà con. Đâu giống như ông Khôi, ông Phó dám phá rẫy trồng cây rau choại rừng, hàng xóm ai cũng ngạc nhiên, chê trách, giờ mới ngẫm nghĩ ra cách lựa chọn giống cây trồng của hai ông phù hợp với vùng đất phèn trũng, thật sự đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chia tay hai anh, tôi tìm đến nhà anh Tư Phó, trong lúc vợ chồng anh đang tỉ mẫn hái rau choại ngoài miếng rẫy hơn 5 công của mình. Vừa hái, anh Tư Phó vừa dùng chân đè bụi rau choại xuống, gọi là “hạ táng” để rau choại mọc ngó nhiều mà không cao quá tầm với. Hỏi anh chuyện trồng rau choại, anh cười khì rồi nói: “Mấy năm trước, khi mới bắt tay vào trồng cây rau choại, người ta nói vợ chồng tui khùng hết rồi, ai đời đất đang trồng khóm ăn ngon lành lại đi phá bỏ, trồng cây rau choại”.
Vợ anh, chị Nguyễn Thị Tuyền dù đang bận tay bán đọt choại cho khách cũng xen vào câu chuyện cho vui: “Chú biết không, hồi đó có người ác ý còn nói vợ chồng tui làm biếng, phá rẫy để ở không chớ cây rau choại bán có tiền bạc bao nhiêu mà trồng”. Mời tôi ly nước, anh Tư Phó cho biết hồi trước gia đình anh được coi là hộ nghèo nhất xóm, hai con anh đang còn tuổi ăn, tuổi học nên vợ chồng anh phải đi làm mướn quanh năm, quần quật chẳng được nghỉ ngơi mà nghèo lại hoàn nghèo. Những ngày rảnh rỗi không việc làm, vợ anh thường đi hái đọt choại rừng để trước nhà bán cho khách vãng lai. Thấy khách ưa, mua nhiều giá cả cũng có phần tương đối hài hòa, nghĩ lại rẫy khóm nhà mình thuộc đất lung bàu, trũng thấp, năng suất khóm không cao và thường hay bị ngập úng vào mùa mưa nên khóm thường hay bị chết bụi, từ đó anh có ý tưởng trồng cây choại để thay cây khóm. Rồi đất cũng không phụ lòng người, sau 1 năm trồng, rẫy choại nhà anh bắt đầu cho thu hoạch. Thời gian kéo dài cũng đã hơn mười mấy năm, mỗi ngày rẫy choại ra đọt non cũng hái được từ 10-15kg, còn nếu như có khách đặt mua cho đám tiệc thì số lượng hái được nhiều hơn. Giá bán cho mối lái và người đi đường tại nhà hiện nay là 25.000-30.000 đồng/kg, tính ra mức thu nhập hàng ngày của gia đình anh từ tiền bán đọt choại cũng không dưới 200.000 đồng/ngày. Nhờ vậy, anh mới đủ khả năng nuôi được hai người con đang học đại học, anh còn cất được căn nhà tường kiên cố.
Rau choại là loài thực vật thân thảo, dây leo sống hoang dại trong rừng ẩm thấp và vùng ven sông rạch có nguồn nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn có dao động thủy triều. Thân dây leo có khả năng leo hoặc bò rất xa, đọt non mọc từ gốc có dạng uốn cong, cuộn chặt nhiều vòng, thân bên dưới cuộn xoắn mềm và chính đọt non mọc từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất. |
Bài, ảnh: QUANG HẢI