TS. Nguyễn Sỹ Dũng trình bày tại diễn đàn. "Chúng ta mới lột xác một nửa" Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019 (VRDF 2019),ọnmôhìnhkiếntạođểtránhrơivàobẫythunhậptrungbìnhận định liverpool vs nottingham trình bày tham luận với chủ đề "Một số vấn đề đặt ra về hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam", TS. Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, từ năm 1986 đến nay Việt Nam đã cải cách nhiều hơn Trung Quốc. Hiến pháp Việt Nam quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về tòa án và nói rõ các cơ quan quyền lực nhà nước kiểm soát lẫn nhau. Tuy nhiên, chúng ta mới vận hành theo hệ chuẩn nhà nước pháp quyền được một nửa, còn một nửa vẫn vận hành theo hệ chuẩn Xô Viết. Điều này khiến quy trình ban hành quyết định rất lãng phí, tốn kém.
"Vấn đề đặt ra là chọn một hệ chuẩn và vận hành phát triển bộ máy theo hệ chuẩn đó. Nhưng chúng ta đã lột xác một nửa rồi thì nên lột xác tiếp hơn là đắp lại lớp vỏ cũ" - TS. Nguyễn Sỹ Dũng nói.
Bàn về mô hình nhà nước phù hợp cho Việt Nam, ông Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, có hai mô hình Việt Nam có thể theo là: mô hình nhà nước điều chỉnh và mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Mặc dù gần đây chúng ta nói nhiều đến mô hình nhà nước kiến tạo phát triển như mô hình của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc hiện nay, nhưng chúng ta vẫn hành xử theo mô hình nhà nước điều chỉnh như Anh, Mỹ...
Cho rằng với mô hình điều chỉnh, chúng ta sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình vì văn hoá Việt Nam khác, ông Nguyễn Sỹ Dũng đề xuất chọn mô hình kiến tạo phát triển như nhiều nước Đông Bắc Á vì phù hợp hơn về văn hoá.
Bên cạnh đó, ông cũng đề cập đến vấn đề lẫn lộn giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ. Theo đó, cơ quan điều hành và cơ quan hoạch định chính sách đang bị lẫn lộn. Bộ trưởng là người điều hành chứ không phải người hoạch định chính sách. Do việc lẫn lộn nên việc chuyên nghiệp hoá khó khăn, công chức hành xử như chính khách, chính sách thực thi chậm…
Để giải quyết tình trạng này, theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, cần phân định rõ ràng giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ. Theo đó, thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng là các chính trị gia chuyên làm chính sách; bộ máy phía dưới là các công chức chuyên thực thi chính sách. Hình thành chức danh tổng công vụ trưởng, các chức danh quốc vụ khanh…. Phân quyền cho địa phương để đất nước tiến nhanh hơn
Nêu ví dụ vụ cháy Nhà máy Rạng Đông không rõ trách nhiệm là cấp nào, ông Nguyễn Sỹ Dũng đề nghị phải phân quyền cho địa phương, ưu tiên địa phương, để cho địa phương xác lập. So sánh một số mô hình của các quốc gia trên thế giới như song trùng giám sát, song trùng trực thuộc, nhà nước điều chỉnh, nhà nước bổ trợ..., ông Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng nên theo mô hình bổ trợ, cấp dưới làm được thì phân quyền, cái gì cấp dưới không làm được thì mới đẩy lên cấp trên. "Phân quyền cho địa phương thì đất nước sẽ thịnh vượng nhanh hơn rất nhiều". Theo chuyên gia Jonathan Pincus - UNDP Việt Nam, những đặc điểm của quá trình cải cách đã khiến cho việc thực thi chính sách tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Cụ thể là tình trạng phân mảnh về quyền lực, các cơ quan nhà nước cùng muốn nắm giữ quyền lực trong các lĩnh vực chính sách, có thể dẫn đến bế tắc, đình trệ, chồng chéo. Hay việc thương mại hoá nhà nước, theo đó các cơ quan có lợi ích vật chất trong việc quản lý, mua, bán, tài sản nhà nước. Tinh thần thực tài bị suy yếu, Chính phủ sẽ gặp nhiều thách thức trong việc tuyển dụng những cán bộ trẻ tài năng, được đào tạo tốt và có tinh thần cống hiến do cạnh tranh thu hút nhân lực ngày càng gia tăng.
Để tăng cường hiệu quả các thể chế chính quyền, ông Jonathan Pincus cho rằng, phải hợp lý hoá, bảo đảm tính tập trung trong công tác tổ chức nhân sự; luân chuyển lãnh đạo địa phương, thành lập một cơ quan chủ trì hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế, và đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nắm giữ các vị trí quan trọng, nhạy cảm.
Đồng thời đảm bảo kỷ luật thị trường, minh bạch hơn trên thị trường đất đai và tín dụng, tách biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp được cổ phần hoá với cơ quan quản lý, giám sát chặt chẽ hơn và thực thi nghiêm các quy định về hạn chế rủi ro trong hệ thống ngân hàng.
Cuối cùng, nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân, áp dụng Chính phủ điện tử và truyền thông xã hội để tăng cường minh bạch và sự tham gia của người dân./. Cũng trong phiên thảo luận buổi sáng tại VRDF 2019, chuyên gia kinh tế Cao Viết Sinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, so với thông lệ quốc tế, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Chẳng hạn, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.
Một số quy định trong hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý, điều hành còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, nhanh bị thay đổi, và nhiều trường hợp có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng khó thực hiện.
Hiện còn khoảng cách khá lớn về quản trị nhà nước tốt; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực cồn hạn chế; tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình còn thấp. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý tập trung thống nhất của trung ương và tính năng động, chịu trách nhiệm của địa phương. |
Hoàng Yến |