Điều kiện học tập của học sinh ở A Lưới ngày càng tốt hơn
Linh hoạt trong vận động
Đến thăm một số trường học trên địa bàn huyện trong những ngày đầu năm học mới,ướiưutiênvậnđộnghọcsinhđếntrườtruc tuyen ti so bong da wap chúng tôi được chứng kiến những hình ảnh đẹp của các thầy, cô giáo đang công tác nơi đây. Đó là những buổi lao động làm vệ sinh trường lớp, hay đến tận nhà, lên rẫy chở học sinh đi học. Tại Trường tiểu học – THCS Hương Nguyên, các thầy, cô tất bật dọn dẹp khuôn viên và sơn sửa các lớp học, phòng chức năng. Thầy Lê Văn Bôn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Xã Hương Nguyên có 4 thôn, bản, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ka Tu, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, vì vậy việc vận động học sinh đến trường được Ban giám hiệu rất quan tâm. Năm học này, toàn trường có 194 học sinh, giảm gần 5% so với năm học trước. Để đảm bảo cho năm học mới, các thầy cô giáo đã đến từng nhà vận động học sinh ở những thôn, bản xa xôi nhất”.
Thầy Trần Duy Nguyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện A Lưới chia sẻ: “Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các trường đã chủ động triển khai thực hiện các giải pháp để sẵn sàng bước vào năm học mới. Nhiều trường tổ chức quyên góp quỹ “giúp bạn nghèo” nhằm góp phần giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các trường bán trú huy động giáo viên, phụ huynh và các tổ chức đoàn thể trang hoàng lại bếp, nhà ăn, sửa chữa sân chơi… để phục vụ tốt nhu cầu học tập và sinh hoạt của học sinh. Đây cũng là phương pháp linh hoạt trong việc vận động học sinh đến trường. Đến thời điểm này, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp cấp tiểu học đạt trên 99%, cấp THCS đạt khoảng 98%, một số trường ở vùng xa như Hồng Thủy, A Roàng… đã vận động đạt 100% học sinh tới trường”.
Chú trọng môn tiếng Việt
Hiện tại, tổng đội ngũ biên chế toàn ngành giáo dục của huyện A Lưới có 1.148 người. Toàn huyện có 48 trường thuộc các cấp học mầm non, tiểu học, THCS và có gần 60 điểm trường tại các thôn, bản. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học cho học sinh. Tuy nhiên, nhà ở công vụ cho giáo viên tại các điểm trường vẫn còn thiếu thốn và bất cập, nhất là ở 2 xã Hồng Hạ và Hương Nguyên. |
Năm học 2017 - 2018, toàn huyện A Lưới có tổng số gần 14 ngàn học sinh các cấp. Để thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu đạt hiệu quả cao nhất, Phòng GD&ĐT huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra tình hình của 48 trường học thuộc đơn vị quản lý. Ngoài chuẩn bị cơ sở vật chất, rà soát sĩ số và có giải pháp vận động học sinh đến trường. Trước thềm năm học mới, các thầy cô giáo được tập huấn đầy đủ về chuyên môn ở cả 3 bậc học và các đối tượng liên quan do ngành tổ chức. Hầu hết các trường, điểm trường trên địa bàn huyện đã chủ động khắc phục khó khăn, đón học trò vào học đúng kế hoạch của Sở GD&ĐT.
Với hơn 90% học sinh toàn huyện là con em đồng bào dân tộc thiểu số, trước khi vào lớp 1, tất cả trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số đều được chuẩn bị kỹ tiếng Việt. Các trường thực hiện đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh trong các hoạt động giáo dục và sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết…; tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Ban giám hiệu các nhà trường còn quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn, đoàn thể cụ thể hóa kế hoạch, chương trình đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, công tác quản lý; đổi mới, cải tiến nội dung và phương thức sinh hoạt theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường…
Quốc Tuấn