【bảng xếp hàng c1】Xuất hiện fanpage mạo danh cuộc thi viết thư UPU để lừa phụ huynh, học sinh
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới tổ chức thường niên từ năm 1971,ấthiệnfanpagemạodanhcuộcthiviếtthưUPUđểlừaphụhuynhhọbảng xếp hàng c1 dành cho học sinh từ 9 đến 15 tuổi trên toàn thế giới nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi, tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ và giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.
Tại Việt Nam, sau 36 năm học sinh, thiếu nhi cả nước tham gia viết thư quốc tế, cuộc thi này đã trở thành thương hiệu uy tín, tạo sân chơi bổ ích cho khoảng hơn 1,5 triệu thanh thiếu nhi Việt Nam tham gia mỗi năm.
Có chủ đề thống nhất do Liên minh Bưu chính thế giới lựa chọn là “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để nói về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”, cuộc thi viết thư UPU năm 2024 tại Việt Nam đã kết thúc. Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi này đã được Bộ TT&TT chủ trì tổ chức ngày 17/5 tại Ninh Bình.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook, Ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU năm 2024 tại Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều trang fanpage mạo danh cuộc thi. Tại những trang fanpage giả mạo này, các đối tượng đã đăng tải nhiều hình ảnh của cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 – năm 2024 tại Việt Nam kèm những thông tin sai sự thật để dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký tham gia cuộc thi giả mạo do chúng tạo ra với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Trong cảnh báo mới phát ra, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post, một trong những đơn vị tham gia trực tiếp tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam, cho hay: Đối tượng tạo lập các trang Facebook mạo danh cuộc thi viết thư UPU Việt Nam đã tự nghĩ ra chủ đề, hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn nhằm lôi kéo phụ huynh, học sinh đăng ký tham gia. “Thực chất, đây là thủ đoạn để dụ dỗ phụ huynh nộp tiền hoặc hack tài khoản Facebook của người dùng”, cảnh báo của Vietnam Post nêu rõ.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam chỉ có duy nhất một trang fanpage tại địa chỉ “facebook.com/cuocthivietthuupuvietnam”. Việc quản lý và vận hành các hoạt động trên trang fanpage chính thức của cuộc thi do Ban tổ chức gồm Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng cùng Bưu điện Việt Nam phối hợp thực hiện.
Ban tổ chức cuộc thi khuyến nghị phụ huynh, học sinh nâng cao cảnh giác để tránh bị lừa đảo, cụ thể là cần thực hiện “3 không” gồm: Không làm theo yêu cầu trên các trang fanpage, website không chính thống; không cung cấp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng khi được yêu cầu; không truy cập các đường link lạ hoặc thực hiện bất cứ thanh toán nào khi chưa xác minh nguồn gốc.
Hồi giữa tháng 8, trên cổng không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã cảnh báo việc cuộc thi “Vẽ tranh quốc tế Toyota - Chiếc ô tô mơ ước” do Toyota Việt Nam cùng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức, đã bị một số đối tượng lợi dụng, tạo fanpage giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các phụ huynh học sinh. Trước đó, các đối tượng lừa đảo cũng đã nhiều lần sử dụng thủ đoạn lừa đảo mạo danh tổ chức các chương trình, cuộc thi cho thiếu nhi để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lừa đảo mạo danh được Cục An toàn thông tin nhận định là một trong những ‘điểm nóng’ về lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam thời gian gần đây. Nhiều website, trang fanpage giả mạo đã liên tục tạo ra để mạo danh các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người dùng lơ là, mất cảnh giác. Theo thống kê, đến nay, cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia đã tập hợp được hơn 125.000 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức với mục đích lừa đảo.
Để phòng tránh chiêu lừa mạo danh các tổ chức, thương hiệu nổi tiếng để tổ chức những cuộc thi, chương trình giả mạo, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác hơn nữa.
Khi nhận được thông tin từ các trang Facebook có nội dung giới thiệu, mời chào tham gia các chương trình, cuộc thi trên mạng, người dân cần xác minh danh tính của đơn vị tổ chức; yêu cầu các đơn vị này cung cấp giấy tờ tài liệu chứng minh họ là tổ chức hợp pháp và được phép tổ chức các sự kiện họ giới thiệu.
Bên cạnh đó, người dân không nên làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ, nhất là yêu cầu chuyển tiền; không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức. Trường hợp đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết.
Các tổ chức, doanh nghiệp bị mạo danh để lừa đảo cần chủ động triển khai rà quét trên không gian mạng nhằm phát hiện sớm các website, fanpage giả mạo đơn vị mình, nhanh chóng có cảnh báo đến người dùng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi lừa đảo, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và cũng là bảo vệ uy tín, thương hiệu của tổ chức.
Đã phát hiện hơn 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức để lừa đảoTrong tháng 7, có thêm 125 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát hiện. Con số này đã nâng tiếp số lượng địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức trong cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia lên 125.059.