设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【bảng xếp hạng bồ đào nha 2】Trăn trở nghề biển 正文

【bảng xếp hạng bồ đào nha 2】Trăn trở nghề biển

来源:Empire777 编辑:World Cup 时间:2025-01-25 23:18:32

Báo Cà MauLàm nghề này hơn 10 năm nay, ghe lưới cũng ngần ấy năm chưa được thay mới. Mặc dù vẫn biết đánh cá với mắt lưới này (4 phân) là huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản nhưng biết làm sao hơn khi cuộc sống khó khăn quá. Ngoài nghề này không còn biết làm nghề gì khác để kiếm sống”.

Ra biển từ lúc 3 giờ sáng, về tới nhà khi mặt trời đã đứng bóng nhưng trên ghe chỉ toàn là cá tạp, cá phân. Nhìn vào đống cá chỉ có giá khoảng 200.000 đồng, ông Hồ Văn Thuận, ngư dân ấp 1, xã Khánh Hội, huyện U Minh, bộc bạch: “Ghe lưới cũ quá nên đành phải chịu. Làm nghề này hơn 10 năm nay, ghe lưới cũng ngần ấy năm chưa được thay mới. Mặc dù vẫn biết đánh cá với mắt lưới này (4 phân) là huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản nhưng biết làm sao hơn khi cuộc sống khó khăn quá. Ngoài nghề này không còn biết làm nghề gì khác để kiếm sống”.

Ấp 1, xã Khánh Hội có 469 hộ thì có gần 200 hộ thuộc gia đình nghèo và cận nghèo, hầu như họ đều sống nghề khai thác thuỷ sản gần bờ bằng những phương tiện đánh bắt thô sơ. Và họ cũng thừa biết rằng, ra biển với phương tiện như thế là không an toàn và khai thác với kích cỡ lưới đó là huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Tuy nhiên, vì nghèo khó, vì không có vốn nên buộc lòng họ phải làm.

Gia đình ông Hồ Văn Thuận, ấp 1, xã Khánh Hội với mẻ lưới vừa đánh được sau chuyến biển.

Ông Nguyễn Văn Kía, ngư dân ấp 1, xax Khánh Hội, bộc bạch: “Nguồn lợi bây giờ đâu còn như trước. Trước đây, mỗi lưới đánh được khoảng 400.000-500.000 đồng (trong khi giá xăng khoảng 5.000 đồng/lít), còn bây giờ đánh cả ngày kiếm được 200.000-300.000 đồng là mừng rồi. Mắt lưới ngày càng được các ngư dân thu hẹp dần. Thậm chí cá mới đẻ mấy ngày cũng dính, không biết rồi tới đời con, cháu mình còn gì để ăn không nữa”.

Ông Nguyễn Hoàng An, Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau, bộc bạch: “Ðời sống người dân vùng biển đa số còn nghèo, kết cấu hạ tầng yếu kém, phương tiện đánh bắt nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, việc khai thác nguồn lợi tài nguyên biển, đảo chưa thật sự hiệu quả, thiếu bền vững. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong vấn đề khai thác, bảo vệ tài nguyên biển, đảo ở một số địa phương chưa được thực hiện tốt. Chính vì vậy, để quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên biển, đảo phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục tài nguyên, vị thế biển, hải đảo. Tăng cường điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, đảo để làm cơ sở quy hoạch, sử dụng tài nguyên biển, đảo thời gian tới hiệu quả”.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Châu Công Bằng cho biết: “Từ năm 2016 trở đi sẽ có nhiều đề tài, dự án về khôi phục nguồn lợi ven biển; khai thác gắn với tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Hiện tại, ngành cũng đã có định hướng sắp xếp quy hoạch lại đội tàu khai thác biển. Vận động, hỗ trợ ngư dân đóng mới phương tiện. Tập trung tháo gỡ khó khăn trong đề án chuyển đổi nghề cho cư dân ven biển. Qua tuyên truyền, vận động, ngư dân cũng dần ý thức hơn. Mặc dù vậy, tình hình khai thác huỷ diệt ngày càng tinh vi, cần quan tâm trong thời gian tới”.

Cùng với việc cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, để phát triển bền vững và quản lý tốt nghề khai thác biển, Cà Mau rất cần hình thành khung pháp lý để hạn chế số lượng tàu thuyền tham gia khai thác tại vùng bờ. Quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá, hạn chế việc khai thác không theo mùa, đánh bắt huỷ diệt hoặc sử dụng mắt lưới quá nhỏ. Ðây là việc rất cần thiết khi chúng ta có ngư trường trải rộng, số lượng tàu thuyền lớn nhưng có nhiều phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, từ những nghề gây tổn hại đến nguồn lợi hải sản sang các nghề khác ngoài khai thác hải sản là hết sức cần thiết. Có như vậy kinh tế biển mới phát triển, đời sống người dân ven biển mới thực sự khởi sắc./.

Bài và ảnh: Tâm Như

热门文章

2.068s , 7218.8671875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bảng xếp hạng bồ đào nha 2】Trăn trở nghề biển,Empire777  

sitemap

Top