Con số tiền xử phạt chỉ là của một doanh nghiệp liên kết với một nhà mạng,àmạngphảihoàntiềnvìtựýti số 7m còn nhiều đối tác tư nhân khác nhưng rất khó kiểm soát.
Trong kết luận thanh tra diện rộng về thuê bao di động trả trước của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, ba nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone đã tích hợp dịch vụ nội dung sẵn trên sim điện thoại mà không cần sự đồng ý của khách hàng.
Nhiều người tiêu dùng không mua dịch vụ nhưng vẫn phải trả tiền cho nhà mạng. Ảnh minh họa
Trong đợt thanh tra diện rộng thuê bao điện thoại di động trả trước vừa qua, từ 0 giờ đến 6 giờ sáng đã có 8.104.986 SIM được kích hoạt và đăng ký thông tin mặc dù thời gian này chẳng có khách hàng nào lại đi mua sim vào thời gian đang ngủ, nghỉ ngơi này.
Ông Đỗ Hữu Trí - Phó chánh thanh tra Bộ TT&TT cho biết, từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, VinaPhone thu về 20,67 tỷ đồng từ ứng dụng IOD. Ngoài ra, VinaPhone phối hợp VASC (thuộc VNPT) cung cấp trang http:10.1.10.50/wapmediav2 có chức năng cho phép nghe, xem, tải thông tin, dịch vụ và tính phí, nhưng không niêm yết rõ ràng giá cước, đem về doanh thu 8,948 tỷ đồng từ 7/2012 đến 5/2013.
MobiFone hợp tác với 17 công ty cung cấp dịch vụ nội dung để đưa ra dịch vụ. Doanh thu từ tháng 6/2012 đến tháng 7/2013 là 150,57 tỷ đồng.
Tại Chỉ thị số 04 /CT-BTTTT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trong dịp tết, lễ hội 2012, Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 về chống thư rác đều đã yêu cầu rất rõ các doanh nghiệp phải công khai niêm yết đầy đủ, rõ ràng giá, cước dịch vụ.
Đối với chương trình, phần mềm có chức năng cho phép tải thông tin, dịch vụ (trò chơi, tỉ giá ngân hàng, thể thao, v.v…) nhưng có tính phí, phải niêm yết chính xác giá, cước.
Trước khi sử dụng chức năng cho phép tải thông tin, dịch vụ phải có thông tin cảnh báo về giá, cước đồng thời phải cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí đã được đưa ra. Đây chính là cơ chế nhằm cho phép khách hàng cân nhắc việc có chấp nhận mất tiền hay không.
Tuy nhiên, hiện tại các dịch vụ cài sẵn trên sim như hiện nay không hề niêm yết giá dịch vụ, không có cảnh báo rõ ràng nhằm trừ tiền của khách hàng một cách vô tội vạ.
Thẻ điện thoại cũng giống như chiếc thẻ ngân hàng tức là có khả năng mua bán và thanh toán. Tuy nhiên, thẻ ngân hàng có tính bảo mất rất cao, tức là phải có mật khẩu, thiết bị quẹt thẻ mới thanh toán được. Như vậy, khách hàng ý thức được muốn mua hàng thì phải quẹt thẻ, mất tiền và người ta biết được phải lựa chọn mua cái gì, giá bao nhiêu.
Còn với tài khoản chính của điện thoại, vai trò tương đương nhưng có nhiều bất cập. Tính bảo mật không có, không có mật khẩu, người dùng sử dụng không biết khi dùng là bị trừ tiền, bị trừ tiền định kỳ hàng ngày, tuần, tháng; tự động gia hạn trừ tiền; không biết dịch vụ đó là loại hàng hóa gì, nội dung, chất lượng ra sao, có cần thiết cho mình không… như vậy là rất lộn xộn.
Đặc biệt do giá thành giảm nhanh chóng, số lượng người sử dụng điện thoại smartphone đang bùng nổ, chỉ cần chạm tay vào màn hình sẽ bị trừ tiền và trở thành cái bẫy cho người sử dụng.
Điều đáng nói là doanh nghiệp nhà mạng đã cấu kết với 17 doanh nghiệp tư nhân để cung cấp những dịch vụ lừa đảo khách hàng. Theo quy định của Nghị định 77, với sai phạm này nhà mạng sẽ bị đình chỉ dịch vụ, tuy nhiên hiện thanh tra đang để doanh nghiệp tự khắc phục và báo cáo.
Vì những dịch vụ đã được tích hợp sẵn trên sim và bán ra ngoài thì nhà mạng không thể can thiệp được nữa. Việc xóa bỏ ứng dụng tích hợp này là rất khó nhưng không phải không xử lý được. Trước mắt, thanh tra yêu cầu các nhà mạng phải khắc phục và có cảnh báo rõ ràng khi đưa ra dịch vụ và công bố mức phí khách hàng có thể bị mất khi lựa chọn dịch vụ này, tránh tình trạng "gài bẫy" khách hàng.
Thanh tra Bộ TT&TT cũng nêu rõ yêu cầu mạng phải hoàn trả tiền cho thuê bao bị thu cước từ các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp không được thực hiện triệt để. MobiFone phải hoàn trả 816.756.400 đồng cho người sử dụng, nhưng đến nay vẫn còn 227.628.270 đồng. VinaPhone phải hoàn trả 692.711.560 đồng, nhưng vẫn còn 76.875.860 đồng. Nguyên nhân là do các thuê bao đã rời mạng.
Theo nguồn tin, con số này chỉ là của một doanh nghiệp liên kết với một nhà mạng, còn nhiều đối tác tư nhân khác nhưng rất khó kiểm soát.
Chỉ thị số 04 /CT-BTTTT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng nêu rõ các doanh nghiệp phải hoàn tiền lại cho khách hàng đối với các tin nhắn từ chối sử dụng dịch vụ, tin nhắn bị lỗi kỹ thuật, tin nhắn bị sai cú pháp dịch vụ, tin nhắn yêu cầu mà không được cung cấp dịch vụ. Khi đã có sai phạm thì nhà mạng phải hoàn trả lại khách hàng.
Theo nguyên tắc trừ tài khoản nào phải trả lại tại tài khoản đó và ở đây là bắt buộc phải hoàn tiền vào tài khoản chính.
Đối với những thuê bao đã rời mạng cũng rất khó xác định bao nhiêu thuê bao, số tiền cụ thể là bao nhiêu vì không có cơ sở. Chính vì vậy, việc yêu cầu nhà mạng phải hoàn trả tiền cho những thuê bao này cũng là một khó khăn.
Điều quan trọng là phải có biện pháp xử lý để không tái diễn tình trạng nhà mạng lách luật cấu kết với các đối tác bên ngoài lừa đảo, trừ tiền của khách hàng làm lợi cho cá nhân.
Quy định của nhà nước về niêm yết giá đã rất rõ và đã được ban hành từ lâu, các doanh nghiệp đều phải thực hiện đúng các quy định này.
TheoĐất Việt