您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【gladbach đấu với augsburg】Con đường tái thiết nền kinh tế sau đại dịch 正文

【gladbach đấu với augsburg】Con đường tái thiết nền kinh tế sau đại dịch

时间:2025-01-10 20:23:28 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Bài 3: Cứu ai, ai cứu, cứu thế nào?Trong bài viết trước, tôi đã đề gladbach đấu với augsburg

Bài 3: Cứu ai,đườngtáithiếtnềnkinhtếsauđạidịgladbach đấu với augsburg ai cứu, cứu thế nào?

Trong bài viết trước, tôi đã đề cập những giải pháp “không tưởng” để tái thiết nền kinh tếsau đại dịch. Trong bài này, xin tiếp tục bàn về một vấn đề khác: hỗ trợ ai và như thế nào giữa đại dịch?

Do ảnh hưởng của Covid-19, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phải xem xét phương án tạm dừng vận hành một thời gian. Ảnh: Lê Toàn

Những “hố đen nợ”

Bài học từ việc mở cửa trở lại của nền kinh tế Trung Quốc hé lộ một vấn đề khác. Đó là xuất khẩu vẫn giảm mạnh, đơn hàng bị cắt giảm do các nền kinh tế khác vẫn “ngủ đông”. Chiến lược mở cửa trở lại một cách chậm chạp của nhiều nền kinh tế châu Âu cho thấy, sức cầu từ những nước này sẽ không phục hồi trở lại ngay.

Tiếp theo đó là làn sóng giảm tiền lương, cho nghỉ luân phiên, sa thải và phá sản. Bạn học thân thiết của tôi đang làm việc trong ngành tài chínhở Thẩm Quyến (Trung Quốc) nhận định, làn sóng phá sản doanh nghiệpnhỏ ở Trung Quốc sẽ bắt đầu bên cạnh làn sóng vỡ nợ của những ngân hàng, như Gansu mới đây ở Trung Quốc. Và “hố đen” nợ to hơn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc sẽ lại phình ra.

Không một chính phủ nào, dù chi tiêu mạnh đến đâu, có thể lấp “hố nợ” đó. Việt Nam càng không phải Mỹ, dùng sự hỗ trợ quá mức trong một thời gian dài của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ chi ngân sách không thể không có điểm dừng, đặc biệt là trong việc lấp những “hố nợ” đó.

Vì vậy, song song với việc chấp nhận tăng nợ công, sẵn sàng tài trợ ngân sách bằng các công cụ từ Ngân hàng Nhà nước, cần phải có giải pháp căn cơ hơn để lấp các “hố đen nợ” trong nền kinh tế và hỗ trợ kinh tế tư nhân, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước tiên, cần bắt đầu nhận diện những “hố đen nợ” đó.

Doanh thu 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp dự báo giảm gần 280.000 tỷ đồng trong năm 2020. Bảy trong số 19 tập đoàn, tổng công ty đã bắt đầu không cân đối được thu chi.

Để đối mặt với khó khăn này, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã kiến nghị được tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng. Thế nhưng, với mức thua lỗ triền miên của những tổng công ty này, liệu tiếp thêm vốn cho họ qua gói hỗ trợ tín dụng có thể giải quyết được tình hình?

Lấy ví dụ, từ cuối năm 2019, trước khi Covid-19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu, Tổng công ty Sông Hồng đã được cho là lỗ ngàn tỷ, nguy cơ mất trắng vốn nhà nước. Vì vậy, tính những khó khăn của họ vào chuyện tổn thất do đại dịch gây ra thì có vẻ không sòng phẳng. Từ trước đại dịch, tổng công ty này đã ở vào trạng thái không biết có thể còn tồn tại được không.

Và có lẽ chúng ta vẫn nhớ tới câu chuyện 12 dự ánthua lỗ và “ôm” nợ hơn 22.000 tỷ đồng của Bộ Công thương. Tiếp tục hỗ trợ tín dụng cho những dự án và tổng công ty như vậy, cũng như bạn tôi nói, là bỏ tiền vào các “hố đen nợ”, sẽ không bao giờ thấy có đường ra.

Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa vốn dĩ làm ăn hiệu quả trong thời kỳ bình thường, trong đại dịch, họ chỉ cần được hỗ trợ để vượt qua khó khăn thanh khoản tạm thời là có thể vươn lên trở lại. Đó cũng là cách nuôi sống nguyên khí của quốc gia, giữ việc làm ở những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, linh hoạt thay đổi với thời cuộc. Họ sẽ kiếm ra tiền và trả được nợ, không như những tổng công ty lỗ mất cả vốn.

Nếu những đại công ty nhà nước làm ăn thua lỗ triền miên được tiếp cận và vay vốn ngàn tỷ, sẽ còn bao nhiêu tiền để dành cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, thành phần kinh tế đã được chứng minh là hiệu quả hơn và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Đừng kỳ thị kinh tế tư nhân, phải công bằng”. Vậy thì, không có lý do gì để các tổng công ty lớn được hỗ trợ nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ.

Nếu có người nói, như vậy sẽ có hàng ngàn người thất nghiệp nếu các đại tổng công ty phá sản. Điều này cũng đã diễn ra ở Mỹ với lời kêu gọi là phải bảo vệ các tập đoàn lớn. Nhiều chuyên gia kinh tế của Mỹ phản đối quan điểm này, bao gồm các nhà quản lý quỹ đầu tưlớn. Họ cho rằng, Mỹ nên chi tiêu tiền vào an sinh xã hội, lấy tiền để trả cho người thất nghiệp nếu các tổng công ty này phá sản và để những đại công ty kém hiệu quả sụp đổ. Xác chết biết đi thì bơm bao nhiêu máu vào vẫn là xác chết. Nó cũng tương tự cách hình dung của bạn tôi về “hố đen nợ” của công ty vốn nhà nước ở Trung Quốc.

Ở Mỹ, một làn sóng phản đối mạnh mẽ đang diễn ra khi những công ty niêm yết và công ty được hậu thuẫn của các quỹ đầu tư tư nhân đang được nhận giải cứu từ gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ, cụ thể là Paycheck Protection Program. Người ta bất mãn vì những công ty lớn và có nhiều lợi thế trong tiếp cận vốn từ thị trường tài chính vẫn đi “tranh ăn” miếng bánh hỗ trợ nhỏ nhoi của các công ty buôn bán nhỏ.

Vì vậy, việc đầu tiên trong chuyện “cứu ai, ai cứu” là phải nhận diện được đâu là các “hố đen nợ” trong những công ty nợ ngàn tỷ của Nhà nước để nói không với chuyện cứu họ. Trong thời điểm khó khăn của cả nền kinh tế, đây là thời điểm để quyết đoán chuyện “cắt lỗ”, không bỏ thêm tiền vào những hố đen này.

Lập ngân hàng nợ xấu Covid-19

Mỹ và châu Âu đang tính tới chuyện thành lập ngân hàng nợ xấu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã 2 lần lên tiếng trong tuần này thúc đẩy Liên minh châu Âu lập ngân hàng nợ xấu cho khu vực sử dụng euro (bad bank) nhằm chuyển hàng chục tỷ euro nợ xấu (toxic debts) ra khỏi bảng cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng. Mục tiêu là để dọn “bớt rác” trên bảng cân đối của các ngân hàng thương mại tư nhân, để họ tiếp tục có thể cho vay.

Yannis Stournaras, Thống đốc của Ngân hàng trung ương Hy Lạp ủng hộ góc nhìn này: “Bài học từ khủng hoảng là chỉ có ngân hàng nợ xấu mới có thể giúp xóa các khoản nợ quá hạn nhanh chóng”.

Việt Nam đã có kinh nghiệm xử lý vấn đề này với việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) mấy năm trước. Tuy nhiên, những lúng túng trong xử lý tài sản và trái phiếu VAMC cho thấy, giải pháp “dọn rác tạm thời” ra khỏi bảng cân đối vẫn còn nhiều điều bất cập. Cụ thể, việc mua nợ tại các ngân hàng thương mại nhà nước và trong việc bán nợ vẫn còn nhiều khó khăn.

Thành lập một ngân hàng nợ xấu, cho phép họ hoạt động “tự do” hơn, dưới sự điều hành và giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước có thể cho phép VAMC sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong lần này.

Hơn lúc nào hết, giải pháp ngân hàng nợ xấu cần phải được hoạt động tích cực trở lại ở Việt Nam, nhưng phải hiệu quả gấp nhiều lần. Việt Nam cần phải tận dụng triệt để lợi thế về kinh nghiệm xử lý nợ này để hỗ trợ các ngân hàng trước khi mọi việc trở nên xấu đi quá nhanh.

Lập quỹ tái thiết sau Covid-19 và phát hành trái phiếu vĩnh viễn để tài trợ

Nhà đầu tư huyền thoại George Soros vừa đưa ra một ý tưởng là phát hành trái phiếu vĩnh viễn (perpetual bonds) ở châu Âu để tài trợ cho Quỹ Tái thiết châu Âu (European Recovery Fund).

Theo tôi, đây là một giải pháp phù hợp để giải quyết câu hỏi “cứu ai, ai cứu”. Trước tiên, do các bộ, ngành có những lợi ích chằng chịt với các công ty có vốn nhà nước, nên vốn được giải ngân cho ai, như thế nào, minh bạch ra sao sẽ rất khó có thể tránh việc nhập nhằng lợi ích nhóm.

Việc đầu tiên trong chuyện “cứu ai, ai cứu” là phải nhận diện được đâu là các “hố đen nợ” trong những công ty nợ ngàn tỷ của Nhà nước để nói không với chuyện cứu họ.